Vi bằng là gì?
Vi bằng là gì? Vi bằng là một dạng văn bản dùng để ghi nhận lại những sự kiện, thuật lại hành vi được dùng làm bằng chứng trong các vụ việc phục vụ cho mục đích xét xử hay giải quyết những vấn đề pháp lý.
Bên cạnh tài liệu bằng văn bản thì vi bằng còn có kèm theo cả hình ảnh, video và âm thanh (nếu có). Vi bằng được phản ánh trung thực, khách quan qua quá trình chứng kiến, quan sát thực tế do thừa phát lại lập ra. Theo quy định của pháp luật, thừa phát lại không được phép ủy quyền, nhờ người lập hộ hay ký thay.
Vi bằng phải được lập theo đúng trình tự, thủ tục đã được quy định sẵn. Để phục vụ cho mục đích làm chứng cứ lâu dài, vi bằng có thể sao chép, theo dõi và lưu trữ bảo mật.
Trong bất cứ giao dịch hay hoạt động, sự kiện nào mà chủ thể tham gia xét thấy cần thiết phải lưu giữ bằng chứng làm căn cứ pháp lý cho việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp có thể trong tương lai sẽ xảy ra thì nên lập vi bằng.
Xem thêm: Đất thổ cư là gì? Những điều nên biết về đất thổ cư
Công chứng vi bằng là gì?
Chúng ta cần phải xác định rõ ràng rằng mặc dù thừa phát lại là chủ thể có quyền lập vi bằng nhưng không được quyền công chứng vi bằng. Thực chất, công chứng vi bằng chỉ được người tham gia giao dịch bất động sản sử dụng với mục đích thể hiện tính pháp lý của giao dịch nhằm thuyết phục, lấy lòng tin của khách hàng.
Những “cò đất” thường dùng khái niệm công chứng vi bằng để lôi kéo sự tin tưởng của khách hàng. Đối với những khách hàng chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản sẽ rất dễ bị lầm tưởng vi bằng là đã có thể thay thế cho việc công chứng.
Vi bằng chỉ có giá trị làm chứng cứ tại các phiên xét xử Tòa án hoặc để chứng minh trong những vấn đề phát sinh quan hệ pháp lý khác. Trong lĩnh vực bất động sản, vi bằng có nhiệm vụ chứng minh việc giao và nhận tiền, giấy tờ, tài sản là bất động sản giữa các bên. Hay có thể hiểu, đây là một cơ sở để tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã thỏa thuận. Đặc biệt, vi bằng có ý nghĩa quan trọng khi làm cơ sở, bằng chứng để giải quyết những tranh chấp phát sinh.
Giá trị pháp lý của vi bằng
Khi đã biết vi bằng là gì? Chắc hẳn vấn đề bạn đang quan tâm là nó có ý nghĩa như thế nào phải không? Vi bằng được xác định là hợp lệ khi đã được đăng ký với Sở Tư pháp. Sở Tư pháp phải tiến hành vào sổ đăng ký vi bằng trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng.
Trong trường hợp phát hiện việc lập vi bằng không tuân thủ theo đúng phạm vi, thẩm quyền, thời hạn đăng ký đã được quy định, Sở Tư pháp có quyền từ chối cấp đăng ký cho vi bằng đó. Khi đó, người yêu cầu lập vi bằng và văn phòng thừa phát lại sẽ được nhận thông báo nêu rõ lý do vi bằng gửi lên bị từ chối đăng ký.
Về hình thức, vi bằng được coi là hợp pháp sẽ phải được lập dưới dạng văn bản tiếng Việt. Đối với những vi bằng có dung lượng từ 2 trang trở nên, yêu cầu đánh số trang kèm theo dấu giáp lai trên tất cả các trang.
Đối với một số trường hợp đặc biệt khi lập vi bằng về vấn đề ô nhiễm, công trình bị nứt vỡ, ký kết hợp đồng, giao và nhận tiền,… thừa phát lại có thể gửi kèm với vi bằng bằng văn bản các băng ghi hình, file ghi âm, tài liệu xác minh khác,… Điều này sẽ giúp nâng cao tính xác thực cho vi bằng đi đăng ký.
Ưu nhược điểm của công chứng vi bằng
Sau khi tìm hiểu vi bằng là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào thì điều bạn cần biết tiếp theo là chúng có ưu nhược điểm gì.
Ưu điểm
Khi xảy ra những vụ việc hành chính, dân sự, vi bằng sẽ là nguồn chứng cứ quan trọng trước Tòa án để xem xét giải quyết. Đồng thời, đây cũng là căn cứ cho việc thực hiện những giao dịch giữa các chủ thể tham gia như cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Vi bằng được pháp sử dụng trong những giao dịch như:
- Chuyển nhượng giấy tờ nhà đất
- Giao nhận tiền
- Các giao dịch trên giấy tờ
Vì vậy, khi thực hiện các giao dịch và có lập vi bằng sẽ giúp bảo đảm quyền lợi cho các bên giao dịch nếu có nảy sinh tranh chấp trong tương lai.
Nhược điểm
Mặc dù vi bằng là một loại văn bản pháp lý nhưng lại không có giá trị thay thế những giấy tờ liên quan đến việc mua bán hay chuyển nhượng bất động sản. Vi bằng sẽ không được công nhận là có tính pháp lý đối với một số trường hợp như:
- Những giao dịch mà các bên chủ thể là vợ chồng, cha mẹ nuôi, ông bà nội, ông bà ngoại, con đẻ, con nuôi.
- Những giao dịch mà các bên chủ thể có mối quan hệ là anh chị em ruột.
Một số kẻ xấu sẽ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng, sử dụng vi bằng để thực hiện những giao dịch bất hợp pháp nhằm chuộc lợi cá nhân. Như vậy sẽ gây ra thiệt hại cho người thực hiện những giao dịch này.
Có nên mua nhà vi bằng không?
Qua những thông tin về vi bằng là gì đã được chia sẻ, chúng ta có thể hiểu nôm na vi bằng chỉ được sử dụng với mục đích là làm chứng cứ tại các phiên tòa, giải quyết tranh chấp (nếu có). Và nó hoàn toàn không thể sử dụng để thay thế cho những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu bất động sản. Vì vậy, nếu mua nhà vi bằng sẽ có thể dẫn đến rất nhiều những rủi ro khôn lường.
Trên thực tế, những giao dịch mua bán nhà bằng vi bằng lại thường có giá thấp hơn so với nhà đã được cấp sổ đỏ. Vì vậy, nếu như không tỉnh táo, thiếu hiểu biết thì bạn rất dễ bị sập bẫy của những kẻ lừa đảo, tiền mất tật mang.
Bạn có thể tham khảo một số trường hợp đã xảy ra trong thực tế về việc mua nhà vi bằng như:
Trường hợp người bán nhà sử dụng vi bằng nhưng lại mang sổ đỏ của ngôi nhà đó đi thế chấp vay ngân hàng. Khi đó, người mua nhà sẽ phải gánh trách nhiệm trả nợ, nếu không có khả năng chi trả thì sẽ bị siết nợ và tịch thu ngôi nhà.
Trường hợp người thuê nhà sử dụng vi bằng để bán ngôi nhà thuê cho người khác. Lúc này sẽ phát sinh tranh chấp giữa chủ nhà và người mua nhà. Người mua nhà sẽ chịu thiệt hại vì vi bằng không có pháp lý trong việc chứng minh quyền sử dụng đất của họ.
Trường hợp bán nhà cùng một lúc cho nhiều người thông qua việc sử dụng vi bằng. Do vi bằng không chứng minh được quyền sở hữu tài sản là bất động sản cho người mua nên khi có phát sinh tranh chấp sẽ không thể chắc chắn rằng người mua có thể lấy lại được tiền hay không.
Hiện nay, những kẻ lừa đảo đều sử dụng những chiêu trò rất tinh vi. Vì vậy, chúng ta cần phải cảnh giác, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện các giao dịch sử dụng vi bằng.
Đến đây, chắc hẳn mọi người đã nắm được vi bằng là gì? Công chứng vi bằng là gì? Đồng thời, hiểu đúng về giá trị pháp lý của vi bằng để có thể thực hiện những giao dịch đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi tối đa của mình. Đừng quên truy cập vào Blog Kiến Thức để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!