Đẳng sâm là gì, đẳng sâm phân bố ở đâu
Đẳng sâm còn được gọi bằng tên khác như bạch đảng sâm, lộ đảng sâm, đảng sâm, tây đảng sâm, đông đảng sâm. Nó thuộc họ hoa chuông và có tên khoa học là Codonopsis pilosula.
Đẳng sâm có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người như mát gan, giải độc, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, tuần hoàn, tim mạch… nên chúng đã và đang được những người vùng núi săn tìm rồi bán ra thị trường.
Đảng sâm là một loại thảo dược mọc hoang nhiều tại các tỉnh ở vùng núi phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La và các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng.
Hiện nay, do nhu cầu sử dụng thảo dược này tăng cao mà đã có nhiều vườn dược liệu tại Việt Nam trồng đẳng sâm với quy mô lớn được quy hoạch khoa học, có phác đồ sinh trưởng, chăm sóc và thu hoạch, chế biến theo hệ thống.
Đặc điểm và cách nhận biết đẳng sâm
Đẳng sâm là một loài thân cỏ sống lâu năm nhưng có dây leo. Tùy theo từng điều kiện tự nhiên mà cây có thể sống một mình bằng cách lan phủ rộng trên mặt đất hoặc leo bám lên các cây nằm gần với nó.
Thân: Thân của nó có màu tím nhạt được bao phủ xung quanh bởi một lớp lông màu trắng
Ngọn: Ngọn của nó có màu tím nhạt hơn so với thân và không có lông bao phủ
Lá: Lá của cây màu xanh, khi đến gần phần gân lá thì màu xanh chuyển dần sang vàng. Lá có hình trái tim, mép nguyên. Mặt trên lá có màu đậm hơn so với mặt dưới và có lông nhung bao phủ. Mặt dưới lá màu trắng xám và ít có lông hơn. Mỗi lá dài từ 3cm đến 8cm và có chiều rộng khoảng 2cm đến 4cm.
Hoa: Hoa lúc còn đang là nụ thì có màu xanh và khi nở bung thì có màu vàng. Từ mỗi nách lá sẽ đâm ra một bông hoa riêng biệt có cuống hoa dài, đài hoa hình chuông. Mỗi bông hoa đẳng sâm đều có 5 cánh có đường vân tím, nhụy dẹt.
Quả: Quả của cây có hình tròn bổ đôi và có màu xanh lá. Khi quả già thì lớp vỏ bên ngoài sẽ nứt ra để lộ lớp hạt nhỏ màu nâu, trơn nhẵn bên trong. Các hạt này sẽ phân tán theo gió rồi tiếp tục sinh sôi nảy mầm khi gặp được điều kiện thuận lợi.
Rễ: đây là phần có giá trị dinh dưỡng nhất của cây. Khi cây càng già thì phần rễ càng phình to ra, đạt khoảng 2cm. Rễ cây chỉ có 1 rễ trụ nhưng phân ra nhiều nhánh con, có nhiều vết sẹo lồi và rễ nhỏ dần về phía đuôi, có màu trắng. Sau khi thu hoạch rồi phơi khô, rễ của cây sẽ chuyển dần sang màu vàng, có nhiều nếp nhăn.
Thu hoạch và bào chế đẳng sâm
Thu hoạch đẳng sâm
Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch rễ cây là mùa đông và đầu mùa xuân năm tới. Dù thu hoạch vào thời điểm nào thì điều cần lưu ý là phải phu vào thời điểm cây chưa đâm chồi, nảy lộc, mùa đông thì cây đã rụng lá.
Bạn cần chú ý đào rộng xung quanh phần gốc để thu được hết phần rễ cây. Có thể đào sâu tới 1m vì rễ cây khi già dài tới 70cm. Rễ cây sau khi thu hoạch cần được rửa lại sạch sẽ, loại bỏ bụi đất rồi phân loại chúng thành từng kích cỡ.
Rễ sau khi thu hoạch có thể sử dụng ngay. Nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản thù bạn cần phơi khô cho đến khi rễ không còn giòn, gãy là đã đạt yêu cầu. Sau khi phơi khô thì bạn bỏ trong bì hoặc lọ đậy kín, bỏ ở nơi khô ráo, thoáng mát là sử dụng được trong thời gian dài.
Cách bào chế đảng sâm
Rễ đảng sâm sau khi được thu hoạch và làm sạch sẽ được sao trên chảo cùng đất cho đến khi lớp vỏ bên ngoài vàng hết. Sau đó làm sạch lớp đất hoàng thổ bên ngoài rồi có thể kết hợp với các loại thảo dược khác để trị bệnh.
Một cách khác để bào chế là ủ với nước qua một đêm rồi bào mỏng khoảng 1cm, tẩm nước gừng. Sao khô các lát thảo dược này là có thể sử dụng ngay.
Đẳng sâm có tác dụng gì
Thành phần dinh dưỡng của đẳng sâm: Trong thảo dược này chứa rất nhiều vitamin, dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Các thành phần hóa học trong nó bao gồm glucose, choline, fructose, sucrose, alkaloids, alcaloid, mannose, xylose, rhamnose và chất rất quan trọng là saponin. Nó còn chứa rất nhiều axit amin và các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, kẽm…
Theo y học cổ truyền thì đảng sâm có vị ngọt nhẹ, tính mát giúp bổ phế, bổ trung, sinh tân. Các bài thuốc dùng thảo dược này có tác dụng điều trị cho người bị yếu tỳ vị, hao tổn khí huyết, hỗ trợ người mệt mỏi, suy nhược. Giúp điều trị bệnh thiếu máu mãn tính, lao, tụy tạng, bạch huyết, băng huyết, sốt cao, ho suyễn…
Theo y học hiện đại thì việc sử dụng 8g đến 20g đẳng sâm/ ngày giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh như:
Tăng cường khả năng miễn dịch
Tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng áp, cường độ co bóp ở tim
Tăng cường sức khỏe đường hô hấp, giảm ho, giảm đờm, kháng viêm
Điều trị chứng thiếu máu, giúp tăng lượng hồng cầu, bạch cầu, đường huyết
Ổn định huyết áp
Giúp tăng cân và tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược cơ thể
Kích thích hưng phấn tử cung, tăng nồng độ cortisone trong huyết tương
Đảng sâm được dùng thay thế như một loại nhân sâm mà có giá rẻ trong một số bài thuốc trong các sách Đông y kinh điển. Tuy rằng sức bổ yếu hơn nhân sâm nhưng có tác dụng rất tốt trong biếng ăn, hư phế, hư tỳ, mệt mỏi….
Đẳng sâm là vị thuốc thông dụng, dễ tìm, có nhiều tác dụng nhưng cần sử dụng đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sỹ để tăng hiệu quả điều trị.
Cách sử dụng đẳng sâm đúng cách và hiệu quả
Cùng Blog Kiến Thức tham khảo một số bài thuốc sử dụng đẳng sâm nhé
Bài thuốc bồi bổ cơ thể, đau lưng, mỏi gối, chán ăn
Nguyên liệu: 40g đẳng sâm, 40g mộc hương, 80g hoàng kỳ, 80g long nhãn, 80g bạch truật, 80g hắc táo, 80g phục linh, 20g cam thảo, 20g đại táo, 8g đường quy, 8g viễn chí
Cách làm: Tất cả các dược liệu trên đem tán nhỏ rồi trộn đều cho vào keo đậy kín nắp. Hàng ngày rót 1 ly nước ấm rồi lấy 9g bột hỗn hợp trên hòa cùng. Uống mỗi ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn 2 giờ.
Bài thuốc chữa suy nhược, tiêu chảy
Nguyên liệu: 200g đẳng sâm, 120g bạch truật sao, 120g đương quy, 120g ba kích, 120g môi thảo dược
Cách làm: Tất cả các dược liệu trên đem tán nhỏ rồi trộn đều, vo viên lại bằng mật. Mỗi ngày dùng khoảng 15g cùng nước ấm. Sau 1 tuần sử dụng các triệu chứng sẽ chuyển biến rõ rệt
Bài thuốc hỗ trợ người vừa ốm dậy, người lớn tuổi
Nguyên liệu: 40g đảng sâm, 12g long nhãn, 12g đường quy, 12g mạch môn, 12g ngưu tất
Cách làm: Tất cả các thảo dược trên đem bỏ vào ấm sắc thuốc sắc lấy nước cốt. Uống 1 ngày 2 lần lúc thuốc ấm
Bài thuốc ổn định đường ruột
Nguyên liệu: đẳng sâm, thăng ma, bạch truật, sài hồ, trần bì, cam thảo mỗi loại 30g, 100g hoàng quỳ, 12g đại táo, 12g gừng khô, 2g đương quy
Cách làm: Tất cả các dược liệu trên đem tán nhỏ rồi trộn đều, vo viên lại bằng mật. Mỗi ngày dùng khoảng 15g cùng nước ấm, chia làm 2 lần uống. Mỗi lần uống trước bữa ăn 2 giờ
Bài thuốc giúp tăng cường sinh lý
Nguyên liệu: 375g đẳng sâm, 375g thục địa
Cách làm: Tất cả các dược liệu trên đem tán nhỏ rồi trộn đều, vo viên lại bằng mật. Mỗi ngày dùng khoảng 30g cùng nước ấm, chia làm 3 lần uống.
Bài thuốc chữa bệnh ho
Nguyên liệu: đẳng sâm, ý dĩ, hoàn sơn mỗi loại 16g, 12g bạch truật, 8g trần bì, 8g bán hạ chế, 6g xuyên tiêu
Cách làm: Tất cả các thảo dược trên đem bỏ vào ấm sắc thuốc sắc lấy nước cốt. Uống 1 ngày 1 lần lúc thuốc ấm, nên uống vào buổi sáng sau khi ăn. Sau 1 tháng sử dụng các triệu chứng sẽ chuyển biến rõ rệt.
Ngoài kết hợp với các loại thảo dược khác dùng làm thuốc, loại thảo dược này còn là 1 nguyên liệu nấu ăn vừa ngon vừa nhiều chất bổ. Các món ăn có thể kết hợp cùng thảo dược này như: hầm cùng tim heo, hầm cùng óc heo, hầm cùng thận heo, nấu cháo, hầm cùng chân giò, kỷ tử, ý dĩ.
Một phương pháp chế biến thảo dược này đơn giản, nhiều hiệu quả và cũng nhiều người sử dụng là rượu đẳng sâm. Dùng 1kg đẳng sâm ngâm cùng 3 lít rượu trắng khoảng 30 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày dùng 1 chén nhỏ có tác dụng bồi bổ và chữa bệnh rất tốt.
Những lưu ý khi sử dụng đẳng sâm
Đẳng sâm có rất nhiều công dụng giúp bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ chữa bệnh. Là một loại thuốc dễ tìm, dễ mua và giá rẻ nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên không phải ai sử dụng đẳng sâm cũng tốt, một số đối tượng sau nên lưu ý khi dùng nó:
Trẻ nhỏ hoặc người già cần có hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng;
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng các bài thuốc hoặc món ăn có thành phần này;
Những người thường xuyên bị nóng trong người nên lưu ý;
Một số dược liệu kiêng kỵ với đẳng sâm không nên kết hợp là củ cải, trà xanh;
Không nên ăn các món hải sản khi đang dùng thuốc từ đẳng sâm;
Cần dùng đúng liều lượng, đúng giờ và nên kiên trì để thuốc đem lại hiệu quả;
Nếu các bạn gặp phải một vài tác dụng phụ khi dùng thuốc có thành phần đẳng sâm thì cần ngừng ngay. Có thể đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tình trạng phản ứng.
Trên đây, Blog Kiến Thức đã gửi đến một số thông tin liên quan đến đẳng sâm như đẳng sâm là gì, đặc điểm nhận biết đẳng sâm, công dụng của đẳng sâm và một số bài thuốc sử dụng đẳng sâm. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn.