Đất thổ cư là gì?
Đất thổ cư là gì? Khái niệm về đất thổ cư không hề được ghi rõ trong các điều luật. Tuy nhiên, đây là từ ngữ phổ biến mà người dân sử dụng để chỉ phần đất ở. Căn cứ vào Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được công nhận qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất thổ cư sẽ có quyền xây những công trình dân dụng phục vụ cho nhu cầu của mình, nhà ở, đất vườn, ao đi liền với nhà ở trên cùng một thửa đất trong khu dân cư …
Các loại đất thổ cư?
Sau khi tìm đất thổ cư là gì? Thì chúng ta cũng nhau tìm hiểu đất thổ cư có bao nhiêu loại. Hiện tại, đất thổ cư gồm 2 loại chính:
Đất thổ cư đô thị (ODT): đất thổ cư đô thị bản chất là đất thổ cư, nằm trong phạm vi của các phường, quận, huyện, thành phố hay khu dân cư trong diện được quy hoạch. Đất ODT chịu sự quản lý của xã và các cấp có thẩm quyền tương đương. Các chính sách áp dụng đối với đất thổ cư đô thị như chính sách về thuế hay việc cấp giấy phép xây dựng,… sẽ có điểm khác biệt so với đất thổ cư nông thôn
Đất thổ cư nông thôn (ONT): đất thổ cư nông thôn là đất ở tại các vùng nông thôn, do xã tại địa phương quản lý. Chính quyền thường sẽ ưu tiên cấp phép cho việc xây dựng ao, sân vườn,… cho chủ đất thổ cư nông thôn.
Xem thêm: Vi bằng là gì? Công chứng vi bằng là gì?
Đất thổ cư có thể xây nhà không?
Theo quy định,người dân được phép xây dựng nhà ở và các công trình đi kèm phục vụ nhu cầu sống nói chung trên đất thổ cư. Tuy nhiên, để chắc chắn việc xây nhà trên đất thổ cư là đúng pháp luật thì chủ đất cần phải kiểm tra lại giấy tờ đất của mình.
Xem kỹ phần mục đích sử dụng trong Sổ đỏ của bạn. Nếu như trong số mục đích sử dụng của mảnh đất có ghi “đất ở” thì có nghĩa bạn có quyền xây nhà và các công trình phụ trên đó.
Bên cạnh đó, để xây dựng nhà trên đất thổ cư, bạn cần phải có giấy phép xây dựng. Đặc biệt, việc cấp giấy phép xây dựng với những nhà ở riêng lẻ tại nông thôn sẽ được Ủy ban nhân dân địa phương quy định cụ thể. Vì vậy, hãy tham khảo kỹ các thông tin về pháp lý trước khi xây dựng nhà để tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Đất thổ cư có sổ đỏ hay sổ hồng?
Sổ đỏ và sổ hồng là 2 loại giấy tờ trước đây được sử dụng để chứng minh quyền sử dụng đối với những loại đất cho mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể, sổ đỏ là giấy tờ pháp lý dùng để chứng nhận về quyền sử dụng đất. Còn sổ hồng là giấy tờ dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Vì vậy, chắc hẳn nhiều người sẽ băn khoăn không biết đất thổ cư có sổ đỏ hay sổ hồng.
Tuy nhiên, theo Luật Đất đai hiện hành, các quyền nêu trên đều đã được gộp chung trên một loại giấy tờ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ). Được dùng để chứng nhận đối với quyền sử dụng đất, quyền được sở hữu nhà ở và sở hữu các tài sản khác đi liền với đất. Hiện nay, cơ quan Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và quyền hạn về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phân biệt giữa đất thổ cư và đất nền dự án
Đất nền dự án là phần đất của chủ đầu tư nằm trong diện quy hoạch, vẫn đang trong quá trình nghiên cứu mà chưa được xây dựng. Chủ thể có tư cách pháp nhân đối với đất nền dự án là doanh nghiệp thực hiện và phân lô dự án.
Chủ lô đất nền dự án sẽ được cấp cho sổ hồng đầy đủ và sổ hồng cho riêng từng nền.
Phân biệt giữa đất thổ cư với đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là nhóm đất được sử dụng cho nhiệm vụ sản xuất và làm nông nghiệp. Chẳng hạn như để trồng lúa, hoa màu, trồng cây, nuôi thủy hải sản,… Việc xây dựng nhà ở hay các công trình khác trên đất nông nghiệp là không được cho phép. Tuy nhiên, nếu như bạn có nhu cầu xây dựng thì cần phải đăng ký thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất sang là đất thổ cư.
Như vậy, đất nông nghiệp không được cấp sổ đỏ như đất thổ cư. Đất nông nghiệp khi muốn xin cấp sổ đỏ, chúng ta cần căn cứ theo những quy định tại Điều 101 Bộ Luật Đất đai 2013.
Hy vọng rằng những thông tin mà Blog Kiến Thức đã làm rõ được đất thổ cư là gì? và những vấn đề có liên quan bạn cần biết. Tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định mua bán hay xây dựng công trình để đảm bảo quyền lợi của mình nhé.