Trúc quân tử là cây gì?
Cây Trúc quân tử có tên khoa học là Bambusa multiplex, loài cây này thuộc họ Hòa thảo, chúng được tìm thấy ở độ cao từ 200 – 1500m ở phía Đông dãy núi Himalaya, miền Nam Trung Quốc và cả ở Nepal.
Loài cây này tượng trưng cho người quân tử chính trực bởi đặc tính mềm dẻo của nó. Ngoài ra, loài cây này còn giúp làm thông thoáng không gian, mang lại may mắn, cho nên rất được ưa chuộng để trang trí cảnh quan sân vườn, giếng trời, cầu thang, ban công, thượng,…
Đặc điểm
Đặc điểm hình dáng
Trúc quân tử có bộ rễ bò dài và sâu, phần thân cây mảnh mai và nhỏ, được mọc thẳng đứng. Cây có chiều cao trung bình từ 1,6 – 3m, được tạo thành bụi bởi các cây nhỏ chụm lại.
Phần thân cây có màu vàng óng rực rỡ với nhiều cành nhánh mềm với kích thước nhỏ gọn. Lá cây có dạng dài, thuôn, có bẹ bóng ôm sát vào thân, có phần gân hình vòng cung.
Hoa của cây trúc quân tử được mọc thành cụm với nhau, giúp tạo nên nhiều bông, mỗi cây đều có hoa đực và hoa cái, chúng có khả năng tự thụ phấn nhờ gió, thường thì mỗi năm hoa của cây trúc quân tử sẽ chỉ ra 1 lần vào cuối tháng.
Đặc điểm hình thái
Trúc quân tử ưa sáng, thích hợp trồng ở những nơi mát mẻ. Cây có tuổi thọ từ 3 -5 năm. Nếu như được chăm sóc cẩn thận, cây có thể sống lên đến 6 – 7 năm.
Nguồn gốc
Nguồn gốc của trúc quân tử đến từ Nepal và Trung Quốc. Với vẻ ngoài độc đáo, ấn tượng, vì thế loại cây này rất được yêu thích và lan tỏa đến nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.
Phân bố
Trúc quân tử là loại cây sống ở độ cao từ 200 – 1500m, ở phía Đông của dãy núi Himalaya, ngoài ra loài cây này còn được tìm thấy ở khu vực miền Nam Trung Quốc và Nepal, phía đông dãy Himalaya, Đông á. Ở nước ta, loại cây này phân bố rộng khắp.
Công dụng
Trúc quân tử là một loại cây đặc biệt với nhiều công dụng tuyệt vời như:
- Cây được trồng làm cây cảnh, cây công trình nhờ sở hữu hình dáng đẹp, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, loại cây này còn được trồng nhiều ở sân vườn, khuôn viên công cộng.
- Cây được mọc thẳng đứng thành bụi, cho nên việc trồng cây thành hàng có tác dụng thay thế cho lối đi, hàng rào, tường,…
- Cây trúc còn giúp thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ, đồng thời giúp loại bỏ khí độc, mang tới 1 không gian sống xanh dễ chịu, xua tan cái nóng của mùa hè.
- Bên cạnh đó, phần ngọn cây có thể dùng làm thức ăn, còn thân cây dùng làm giấy.
- Tre già còn được dùng để sản xuất đồ mỹ nghệ: bàn ghế, chiếu, thảm,…
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng
Để trồng cây Trúc quân tử khá đơn giản với các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
Loài cây này không kén đất, cho nên bạn có thể trồng chúng trên nhiều loại đất, trừ đất chua. Để giúp cây phát triển tốt, bạn nên chú ý chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp.
Sau đó, trộn thêm xơ dừa, phân chuồng và vôi bột để khử chua và bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Bước 2: Khu vực trồng
Người trồng cần chú ý đảm bảo khu vực hố trồng cần đủ thông thoáng, không nên quá rộng, kích thước hố trồng phù hợp là khoảng 50x40x45cm. Đối với cây được trồng trong chậu cũng cần đảm bảo có kích thước phù hợp, đảm bảo có lỗ thoát nước đầy đủ.
Bước 3: Trồng cây
Tách bùn là biện pháp nhân giống Trúc quân tử phổ biến nhất hiện nay, với cách này giúp cho cây con được khỏe mạnh, phát triển tốt.
Trước hết, chúng ta lựa chọn cây mẹ có bụi lớn, khỏe mạnh, tiếp đến tách cụm gốc có 2 – 3 cây con để chúng không bị sâu bệnh, phát triển tốt nhờ bộ rễ khỏe. Trong quá trình tách, bạn cần chú ý thực hiện nhẹ nhàng để không làm tổn thương phần rễ cây.
Khi đã tách gốc, bạn cần trồng cây vào bầu hoặc đất đã chuẩn bị trước. Chú ý cần che chắn cẩn thận, tránh nắng gắt. Mỗi sáng hoặc chiều hãy tưới nước đều đặn cho cây. Lượng nước tưới vừa phải không cần quá nhiều để tránh tình trạng ngập úng.
Bạn nên trồng cây con vào thời điểm khi nhiệt độ thấp, ít nắng gắt, rải một ít vỏ trấu quanh đất nhằm giúp giữ ẩm cho đất.
Cách chăm sóc cây
Trúc quân tử sau khi được tròng xong cần chú ý chăm sóc cẩn thận để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Sau đây là một vài kinh nghiệm chăm sóc cây được chúng tôi tổng hợp lại:.
Nước tưới
Mặc dù Trức quân tử ưa ẩm, nhưng lại không chịu được ngập úng, nên bạn cần chú ý về lượng nước tưới của cây. Khi cây nhỏ, bạn cần tưới hằng ngày, khi cây lớn lên có thể tưới 2 ngày 1 lần.
Mỗi lần tưới chỉ cần đủ ẩm. Nếu trời nắng gay gắt, phần lá cây xoắn lại, bạn cần chú ý tưới cho cây nhiều nước hơn một chút.
Dinh dưỡng
Trúc quân tử là loại cây có sức sống mạnh mẽ, nên bạn không cần phải bón phân thường xuyên. Chỉ cần tưới đủ nước và bón phân cho cây 3 tháng 1 lần. Bạn nên thay phiên để bón phân vô cơ và hữu cơ cho cây để tạo nên môi trường sống đa dạng hơn.
Ánh sáng
Nên trồng cây ở nơi thoáng mát, không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Trường hợp trồng cây ở trong chậu, bạn nên phơi nắng vào buổi sáng ít nhất 1 lần/tuần.
Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng để Trúc quân tử phát triển tốt là từ 20 – 28 độ C. Nếu thời tiết lạnh cây vẫn có thể chịu được.
Tạo dáng
Vì cây mọc theo bụi, cho nên nhiều cành nhánh, bạn nên cắt tỉa cây để cây không bị quá rậm rạp gây mất thẩm mỹ và tạo điều kiện để côn trùng, sâu bệnh phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh
Bạn hãy kiểm tra cây thường xuyên để sớm phát hiện sâu bệnh, phun thuốc diệt trừ nấm, rệp cho cây.
Ý nghĩa theo phong thủy
Cây trúc quân tử là loại cây phong thủy, mang ý nghĩa thể hiện sự may mắn, hạnh phúc. Thân cây màu vàng biểu tượng cho sự thịnh vượng, giúp gia chủ làm ăn phát đạt, tránh vận xui.
Trúc quân tử còn là loài cây tượng trưng cho trí tuệ, sức sống dẻo dai, mạnh mẽ trước mọi khó khăn, nghịch cảnh.
Với dáng đứng ngay thẳng, luôn vươn cao, loài cây này còn tượng trưng cho tính tình khẳng khái, quân tử, luôn một lòng vì chính nghĩa. Đó là lý do vì sao người ta thường tặng nhau Trúc quân tử như một lời chúc may mắn, làm ăn phát đạt.
Với nhiều lợi ích và mang ý nghĩa phong thủy, cho nên ngày nay trúc quân tử được trồng rất nhiều ở nước ta. Hy vọng qua bài viết này của Blog Kiến Thức sẽ mang tới những thông tin hữu ích cho bạn đọc về cây trúc quân tử, cũng như cách để trồng và chăm sóc loại cây này.