Cây trúc nhật là cây gì?
Cây trúc nhật là cây có thể mọc theo bụi, khóm nhóm trong chậu cảnh hoặc được trồng thành hàng. Chiều cao trung bình của cây trúc nhật khoảng 50 – 100cm, đường kính thân tầm 2 – 4cm. Loại cây này còn có các tên gọi khác như cây bụi vàng, cây phất dụ lá đốm, cây phất dụ bụi vàng,…
Cây trúc nhật là cây được ưa chuộng làm cảnh cho căn phòng, không gian thêm sinh động và tươi mát. Nó phù hợp trưng bày ở trong nhà, ban công, văn phòng, sân vườn hay khu công viên,… Không màu mè về kiểu dáng, cây trúc nhật với dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều nhẹ nhàng. Chứa đựng nhiều điều tốt đẹp, trúc nhật được trồng làm cảnh mang đến ý nghĩa phong thủy cực kỳ tốt.
Đặc điểm cây trúc nhật
Về hình thái
Cây trúc nhật có những đặc điểm hình thái sau đây:
Thân cây trơn bóng phân thành nhiều nhánh nhỏ, có màu xanh khi thân còn non chuyển ngả vàng khi già. Bên ngoài có các lớp mỏng màu trắng ôm sát, sau một thời gian lớp bẹ đó hóa nâu khô rụng dần.
Lá cây trúc nhật hình bầu dục dài, bo nhọn về phí đầu lá, có màu xanh đốm/sọc trắng. Có một số loại lá có đốm vàng hoặc vệt trắng ở giữa lá trông khá lạ và bắt mắt. Lá cây này mọc đối nhau, gân lá có màu xanh nhạt hơn so với trong lòng và mép lá nguyên.
Hóa trúc nhật thường mọc ở đầu ngọn hoặc cành, có màu trắng nở theo chùm từ các bông nhỏ li ti tạo nên. Cánh hoa mỏng thửa nở bụng, cuống hoa dài vươn theo khối tròn trông rất độc đáo và đẹp mắt. Quả của cây này hiếm khi đậu, dạng quả mọng hình tròn nhỏ màu xanh khi còn non, chuyển đỏ vàng khi chín.
Về sinh thái
Đặc điểm sinh thái của cây trúc nhật đó là:
- Khả năng sinh trưởng phát triển tốt, trúc nhật là loại cây dễ trồng, chăm sóc, ít sâu bệnh.
- Trúc nhật được nhân giống chủ yếu theo hình thức vô tính, tức là tác từ bụi cây mẹ hoặc giâm cành.
- Loại cây này ưa bóng râm hay nửa râm, có khả năng chịu thiếu nước tốt, không cần phân bón nhiều.
Nguồn gốc cây trúc nhật
Tên khoa học của cây trúc nhật là Dracaena surculosa punctulata thuộc họ nhà tre trúc Dracaenaceae. Trúc nhật có tên thường gọi là cây phất dụ, có nguồn gốc từ Congo (châu Phi). Sau đó loại cây này được du nhập và phát triển mạnh ở Nhật Bản và khu vực Châu Á. Do có khả năng chịu được ánh sáng yếu, nên lá cây trúc nhật có các vết loang lổ mang tính thẩm mỹ cao.
Phân bố cây trúc nhật
Trên thế giới, trúc nhật phần lớn xuất hiện ở miền nam châu Á, bắc Australia, vùng nhiệt đới Trung Mỹ và châu Phi. Còn ở Việt Nam, cây trúc này phù hợp với mọi điều kiện thời tiết của các tỉnh thành trên cả nước. Từ làm tiểu cảnh trong nhà hay được trồng ngoài trời, cây trúc nhật luôn có sức sống dẻo dai, mãnh liệt.
Công dụng cây trúc nhật
Dáng của trúc nhật nhỏ nhắn, thanh mảnh thích hợp thích hợp với đa dạng phong cách thiết kế. Không gian cổ điển hay hiện đại sang trọng đều có thể bày trí loại cây tiểu cảnh này. Đóng vai trò trở thành điểm nhấn màu xanh, cây trúc nhật đem đến sự tươi mát mềm mại cho căn phòng/khuôn viên.
Loại cây trúc này mang đến công dụng thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ phần nào. Lá trúc nhật tham gia hấp thụ các chất khí thải độc hại như mùi thuốc, khói, mùi sơn tường,… Khi cây được đón ánh sáng đều đặn, quá trình quang hợp và tiếp nạp CO2 diễn ra tối đa hơn.
Dùng để làm quà trong các dịp khai trương, tân gia nhà mới bởi trúc nhật chứa đựng những lời chúc may mắn, thịnh vượng, bình an cho gia chủ. Cây trúc này cũng có thể để trưng trong những ngày Tết ta, giúp thu hút sự tài lộc, suôn sẻ trong năm mới.
Cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật
Cách trồng cây trúc nhật
Có 2 phương pháp trồng trúc nhật đó là:
Tách bụi trồng cây trúc non: Sử dụng hỗn hợp bầu đất gồm 50% đất mùn + 50% phần xơ dừa, tạo lỗ nhỏ để vừa cây trúc non. Cây nên được trồng ở nhiệt độ 21 – 24 độ C, để cây ở vị trí có bóng râm, ánh sáng vừa phải. Tưới nước trong 4 – 6 tuần, nhớ đục lỗ dưới đáy bầu để đất được thở và thoát nước tốt. Đồng thời bón phân lỏng theo tần suất 2 tuần một lần để gia tăng dinh dưỡng cho cây. Khi cây phát triển lớn nhanh thì chuyển cây sang chậu nhỏ với đường kính khoảng 12cm.
Nhân giống, giâm cành: Lấy cành trúc có 3 – 4 lá kèm theo chèn vào bầu đất với độ sâu khoảng 8 cm. Hỗn hợp bầu đất gồm than bùn, cát theo tỷ lệ 1:1 giúp rễ cây trúc nhanh mọc hơn. Cách tưới nước và bón phân giống y hệt như trên, đợi đến khi cây lớn là chuyển sang chậu cảnh.
Hướng dẫn chăm sóc cây trúc nhật
Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc cây trúc nhật là:
Nhiệt độ lý tưởng của trúc nhật là 18 – 21 độ C tuy nhiên cây có thể chịu lạnh tối thiểu 10 độ C, chịu nóng tối đa 32 độ C. Cây ưa bóng râm, không nên để cây dưới ánh nắng quá gắt trong nhiều giờ đồng hồ.
Thời kỳ trúc nhật phát triển mạnh là từ đầu mùa hè đến mùa thu, nên tưới nước đều, vừa phải. Các mùa còn lại chỉ cần cung cấp nước đủ, không làm phân bón bị khô là được. Duy trì độ ẩm cho cây bằng cách xịt phun sương hoặc đặt sỏi ẩm trên bề mặt đất.
Thường xuyên loại bỏ lá già, lá mất màu và phun sương lau lá giảm bớt bụi bẩn. Cắt tỉa cây nên tỉa dọc thân già, khi có nhiều nhánh cùng mọc một thì tỉa bớt cành để cây phát triển tốt hơn.
Muốn phòng ngừa sâu bệnh khi cây trúc còn non, hãy bón phân dạng lỏng 2 tuần/lần. Muốn bảo vệ lá trúc xanh tốt, ít đốm bệnh nên dùng thêm phân bón dành riêng cho lá.
Các loại bệnh hay gặp ở cây trúc nhật
Trúc nhật có thể xuất hiện các loại bệnh do rệp xanh hoặc rệp đen gây ra. Cách xử lý thông thường đó là dùng thuốc trừ sâu, cho các hạt thuốc vào hỗn hợp bầu đất. Kiểm tra theo tuần tình trạng bệnh của cây để tìm cách khắc phục thích hợp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc trừ rệp hóa học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì thế, người trồng có thể bắt rệp, bắt sâu, lau lá, đem phơi nắng để cây khỏe mạnh trở lại.
Ý nghĩa theo phong thủy của cây trúc nhật
Cây trúc nhật thuộc họ thân tre trúc đại diện cho mùa hè, cũng được coi là nằm trong bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Thân cây thẳng biểu tượng cho sự chính trực, thanh liêm và bản lĩnh của người quân tử. Với dáng cây mảnh khảnh, tao nhã thể hiện lên sự mềm mại, ứng biến linh hoạt. Trồng trúc nhật trong chậu tráng sứ màu trắng, đen, xanh nhạt giúp hút vượng khí cho gia chủ.
Loại cây trúc nhật đặc biệt thích hợp với gia chủ hoặc người trồng mệnh Mộc. Nếu cây được trồng trong sân nhà giúp xua đuổi tà khí, điềm gở, đem lại sự may mắn cho cả gia đình. Còn với cây trồng trong phòng giúp cuộc sống gia chủ an nhiên, luôn sống thuận hòa, vui vẻ. Người mệnh Mộc có thể trồng cây ở hướng Nam, Đông và Đông Nam để gặt hái nhiều tài lộc, chuyện làm ăn suôn sẻ.
Cây trúc nhật không còn quá xa lạ đối với nhiều người trong lĩnh vực làm ăn kinh doanh. Nó thường được bày trí trong các phòng giám đốc, quản lý cấp cao nhằm mang đến nhiều phát tài, may mắn. Để tìm hiểu rõ hơn về nơi mua loại cây này với chất lượng tốt, giá cả phải chăng hãy liên hệ với Blog Kiến Thức. Đội ngũ nhân viên chúng tôi sẽ tận tình tư vấn rõ các vấn đề mà bạn đang băn khoăn, thắc mắc.