Shophouse là gì?
Shophouse là gì? Shophouse được hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa nhà ở với cửa hàng kinh doanh thương mại. Một hình thức phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Tại Việt Nam, hình thức bất động sản này mới bắt đầu xâm nhập vào thị trường bất động sản một vài năm gần đây. Và được giới đầu tư khá thích thú bởi tính ưu dụng và công năng của shophouse được khai thác triệt để.
Xem thêm: Nhà ở xã hội là gì? Các loại nhà ở xã hội phổ biến
Có nên mua Shophouse?
Shophouse là hình thức kinh doanh bất động sản mới mẻ do đó nhiều người vẫn lo lắng không biết có nên mua hay đầu tư không?
Như chúng ta đã biết, bất động sản là kênh đầu tư tiềm năng và thu lại nguồn lợi khủng. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thị trường nhà đất biến động liên tục. Chính vì trước khi đầu tư shophouse, khách hàng cần cân nhắc:
- Giá Shophouse khá cao so với nhiều dự án nhà ở khác bởi nó nằm ở các vị trí đắc địa, tập trung dân cư đông.
- Khả năng sinh lời của shophouse phụ thuộc vào yếu tố khách hàng. Để kênh đầu tư này sinh lời cao thì căn hộ shophouse phải tập trung ở nơi có đông người qua lại, dân cư lớn.
- Thời hạn đầu tư của shophouse bị giới hạn trong vòng 50 năm. Khi hết thời gian sổ đỏ thì chủ đầu tư cần phải bàn giao lại cho chủ.
- Việc xây dựng mẫu nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại mục đích chính là phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại. Bên cạnh đó, shophouse cũng nhằm mục đích sinh sống.
- Mặc dù phù hợp với hoạt động kinh doanh nhưng không phải mô hình nào cũng phù hợp với hình thức đầu tư này. Một số loại hình không phù hợp như dịch vụ khách sạn, văn phòng công ty…
Tóm lại, shophouse là hình thức đầu tư tiềm năng với khả năng sinh cực khủng. Và hiện đang là phân khúc đầu tư “béo bở” cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, tùy vào mục đích của người đầu tư cũng như khả năng tài chính để có quyết định thật đúng đắn có nên mua shophouse để kinh doanh hay không sau khi biết được shophouse là gì?
Ưu điểm Shophouse
Sau khi đã biết Shophouse là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ưu nhược điểm của hình thức BĐS này nhé!
Vị trí đắc địa: Các shophouse thường nằm ở vị trí tầng trệt, khu vực đông người lưu thông hoặc mặt đường chính. Một trong những tiêu chí quyết định cho việc mua hoặc dự định thuê shophouse.
Số lượng hạn chế: Đặc điểm của nhà ở thương mại hoạt động chủ yếu là phục vụ dân cư tại chính dự án đó nên số lượng có hạn. Chiếm khoảng 2-3% trên tổng các dự án, căn hộ nên kênh đầu tư này luôn là “mặt hàng khan hiếm”.
Thiết kế thông minh: Với vị trí lợi thế, đắc địa nên hầu hết các shophouse đều được thiết kế thông minh với nhiều chức năng khác nhau. Thiết kế tách biệt nhà ở với hoạt động kinh doanh nên hình thức này thích hợp với việc kinh doanh cửa hàng sinh lời nhanh chóng.
Thuận tiện di chuyển: Ngoài tiêu chí nằm ở vị trí nhiều người qua lại, đông dân cư. Vấn đề quan trọng đối với các căn shophouse phải thuận tiện di chuyển. Không chỉ kinh doanh phục vụ các dân cư tại đó mà khách hàng ở các nơi khác cũng thuận tiện mua sắm.
Thanh khoản tốt: Điều khiến cho các shophouse hấp dẫn giới đầu tư chính là tính thanh khoản. Việc mua bán, cho thuê nhà ở thương mại diễn ra nhanh chóng, không mất nhiều thời gian hay thủ tục pháp lý.
Doanh thu cho thuê cao: Hoạt động cho thuê từ các căn shophouse mang lại doanh thu cao hơn nhiều so với việc cho thuê chung cư… Ngoài ra, khả năng rủi ro cũng ít hơn so với các thị trường khác như chứng khoán…
Nhược điểm Shophouse
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì các căn shophouse cũng có nhiều hạn chế như:
Giá thành cao bởi thị trường khan hiếm lại nằm ở các vị trí thuận lợi do đó giá thành sẽ được đẩy lên cao hơn. Tùy vào từng thời điểm, có thể cao hơn các loại hình kinh doanh bất động sản khác.
Tiêu chí quan trọng của shophouse là phải tập trung cư dân lớn như vậy mới có khả năng sinh lời cao từ hoạt động kinh doanh.
Theo chính sách của từng địa phương cấp giấy kinh doanh, hầu hết sổ đỏ của các căn shophouse thường bị giới hạn trong khoảng thời gian 50 năm.
Shophouse và nhà phố khác nhau như thế nào?
Khi đã xác định được Shophouse là gì? Ưu nhược điểm như thế nào thì bạn cũng cần phân biệt Shophouse và nhà phố ngay dưới đây nhé!
Về mục đích đầu tư
Shophouse và nhà mặt phố có mục đích chính là cho thuê lại hoặc hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên nhà phố mục đích kinh doanh đa dạng hơn.
Tính đặc thù trong quy hoạch dự án đô thị nên nhà ở thương mại bị hạn chế so với nhà phố.
Về vị trí và thiết kế
Shophouse nằm ở các vị trí đắc địa, huyết mạch giao thông chính. Thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh hay thay đổi cấu trúc tùy ý.
Nhà phố được xây dựng độc lập, có thể thay đổi cấu trúc, quy hoạch khi được cho phép.
Đối tượng khách hàng
Khách hàng mà các căn shophouse hướng tới là cộng đồng dân cư tại khu đô thị đó, còn khách hàng ngoài thì hạn chế hơn.
Nhà phố có đối tượng khách hàng đa dạng hơn, tiếp cận được tất cả dân cư trong và ngoài khu đô thị đó.
Như vậy, với những thông tin mà Blog Kiến Thức chia sẻ ở trên chắc hẳn đã giúp bạn đọc hiểu shophouse là gì cũng như các vấn đề liên quan. Hy vọng qua bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về hình thức đầu tư tiềm năng này.