Cây xạ đen là gì
Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus Hindsii, thuộc họ nhà dây gối có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các khối u bướu và ung thư hiệu quả.
Cây xạ đen là loài cây tự mọc trong rừng, rất dễ sinh trưởng. Ngày nay xạ đen được biết đến như một loại thần dược nên đã được giao trồng ở nhiều nơi.
Xạ đen là loài cây bụi trườn cao từ 3m đến 5m
- Lá xạ đen: Đầu lá nhọn, có phiến lá hình bầu dục ngược dài 5cm đến 7cm. Các lá xá đen mọc so le đối diện nhau. Lá xạ đen không có lông, không có răng cưa. Mép lá xạ đen có 7 cặp gân phụ. Cuống lá xạ đen không bị rụng theo mùa và có màu đen.
- Hoa xá đen: Thường mọc thành từng chùm, mỗi chùm có 5 đến 7 bông ở đầu cành, nách lá. Cây xạ đen ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5. Khi hoa nở có màu trắng, cuống hoa chỉ dài 0.3-0.5mm.
- Quả xá đen: Cây xạ đen ra quả từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Quả của cây nhỏ, có hình trứng. Mỗi quả dài 1cm đến 1.3cm. Quả non mới đậu có màu xanh lục, quả về già chuyển sang màu vàng cam. Khi quả khô lại thì có 3 miếng được tách ra, lộ phần hạt màu hồng ở giữa.
Cây xạ đen thường mọc ở vùng núi cao, khu vực cây phân bố nhiều nhất là ở các nước Đông Nam Á. Các nước có cây xạ đen mọc phổ biến là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở khu vực có độ cao trên 1000 mét và nhiều nhất là ở tỉnh Hòa Bình.
Xem thêm: Cây lá ngón – Kịch độc của thiên nhiên
Đặc điểm và cách nhận biết cây xạ đen
Về tính chất thì tất cả các loài xạ đen đều thuộc về giống loại xạ đen. Tuy nhiên trong loài xạ đen thì có cây xạ đen, cây xạ vàng, cây xạ đỏ, cây xạ trắng, cây xạ lai. Trong đó có 2 loại được dùng thông dụng và phổ biến nhất là xạ đen và xạ vàng. Vậy 2 loại này khác nhau như thế nào, phân biệt chúng ra sao?
Cây xạ đen có đặc điểm
- Thân màu sẫm;
- Lá xạ đen dày và ánh sắc tím;
- Cây tươi có thân dày hơn;
- Khi khô có màu đen và mùi thơm nhẹ.
Cây xạ vàng có đặc điểm
- Thân màu xanh;
- Lá xạ vàng có màu xanh nhạt;
- Cây có nhiều lông, lá không có sắc tím;
- Khi lá khô rất giòn, dễn vỡ vụ, có màu trăng và không có mùi.
Vì công dụng chữa bệnh của cây xạ mà có rất nhiều người dân đi rừng thu hái cũng như rất nhiều người tiêu dùng tin chọn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Chỉ có cây xạ đen có tác dụng chữa trị bệnh hiệu quả vì chứa đựng rất nhiều dược chất còn cây xạ vàng có ít công dụng hơn. Vì vậy, các bạn cần phân biệt được các loài xạ cũng như đặc điểm nhận dạng để mua được hàng chất lượng.
Thành phần dược chất của lá xạ đen
Tất các các bộ phận của cây xạ đen từ rễ, cánh, là, hoa, quả đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên bộ phận được sử dụng phổ biến nhất là lá xá đen vì sau khi thu hoạch lá, cây sẽ mất ít thời gian mọc lại lá và phục hồi so với việc trồng lại cây mới rồi chờ thu hoạch.
Lá xạ đen có chưa 4 dược chất rất quý bao gồm: Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid, Maytenfolone A.
Flavonoid: Ngăn chặn các tác nhân gây ung thư vì làm chặn quá trình oxy hóa. Chất này có tác dụng ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, thoái hóa gan, tai biến mạch máu não.
Quinon: Giúp thúc đẩy quá trình bài tiết các tế bào gây ung thư ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.
Saponin triterpenoid: giúp tái tạo cấu trúc tế bào, làm chậm quá trình phát triển của bệnh ung thư, làm giảm tốc độ di căn của bệnh.
Maytenfolone A: làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư buồng trứng, cổ tử cung, đại trực tràng…
Lá xạ đen có tác dụng gì
Nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng tác dụng lớn nhất của xạ đen là hỗ trợ điều trị ung thư. Chính vì điều này mà xạ đen đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong y học.
Theo y học cổ truyền, lá xạ đen có mùi thơm, vị đắng nhẹ. Sử dụng thuốc từ lá xạ đen giúp hỗ trợ điều trị bệnh về gan (gan nhiễm mỡ, viêm gan B, ung thư gan…), ổn định huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ suy nhược thần kinh, điều hòa giấc ngủ…
Ngoài ra, cây xạ đen còn có tác dụng điều trị bệnh mụn nhọt, giải độc, giảm tiết dịch xơ gan.
Đối với Tây y hiện đại, nhờ áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, sử dụng máy móc công nghệ cao mà có thể điều ra ra nhiều chiết xuất từ cây xạ đen giúp giữ nguyên được các hoạt chất có lợi trong thuốc. Các hoạt chất này được phối hợp các các loại thuốc khác như nghệ, rau má, linh chi… rồi nén thành viên nang hoặc dạng siro rất thích hợp cho việc bảo quản và dễ dàng sử dụng..
Y học ngày nay đã chỉ ra rằng, lá xạ đen rất có tác dụng trong việc tăng cường hệ đề kháng, tạo sức mạnh tổng hợp đẩy lùi các bệnh lý nguy hiểm, phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, thúc đẩy hồi phục thể trạng.
Xem thêm: Hoa tam thất có tác dụng gì? Sử dụng hoa tam thất thế nào?
Lá xạ đen chữa các bệnh gì:
Hỗ trợ điều trị ung thư: Chất Flavonoid có tác dụng đẩy lùi ung thư bằng cách chống oxy hóa, kìm hãm tế bào ung thu phát triển.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm cột sống, viêm vai gáy, viêm khớp: Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền vô số bài thuốc dùng xạ đen hỗ trợ chứng đau thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm…
Hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan dạng A,B,C và ung thư gan: Lá xạ đen giúp đẩy lùi sự sinh sôi của các loại vi khuẩn, vi rút. Xạ đen làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da như vàng da và mắt, chán ăn, buồn nôn, sụt ký. Từ đó giúp cải thiện bệnh, nâng cao sức khỏe.
Cải thiện giấc ngủ: Lá xạ đen có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, tăng cường chức năng thần kinh, an thần, ngủ sâu giấc.
Chữa mụn nhọt, viêm ngứa da: Các hoạt chất có tính mát, kháng viêm giúp tạo nên các loại dầu tắm, sữa rửa mặt, kem trị mụn…
Điều trị huyết áp cao: Lá xạ đen có tác dụng điều hòa khí huyết, ngăn ngừa các biến chứng trở nặng.
Một số bài thuốc sử dụng lá xạ đen
-
Hỗ trợ điều trị ung thư
Dùng 40g lá xạ đen, 25g cỏ lưỡi trắng, 7g cam thảo sắc trong ấm cho ra hết chất. Uống nước thuốc sắc hằng ngày thay cho nước lọc, tốt nhất uống thuốc ấm.
-
Hỗ trợ điều trị bệnh gan
Dùng 50g lá xạ đen khô, 30g cà gai leo, 20g cây răng cưa kết hợp với 20g cây mật nhân. Cho các nguyên liệu vào ấm sắc cùng 2 lít nước trong khoảng 30 phút. Uống hàng ngày thay cho nước lọc.
-
Thanh lọc cơ thể
Dùng 50g lá xạ đen tươi nấu cùng 2 lít nước sắc trong ấm khoảng 30 phút. Dùng thay nước lọc, uống hàng ngày trong khoảng 1 tháng.
-
Chữa mụn nhọt, viêm da
Dùng lá xạ đen tươi giã nát cùng 1 chút muối rồi đắp lên vùng da bị lở, ngứa khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch, lau khô ráo.
-
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Dùng 20g lá xạ đen khô, 15g nấm linh chi, 20g giảo cổ lam cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Uống hàng ngày trong khoảng 3 tháng.
Lá xạ đen tuy là thuốc có tác dụng chữa bệnh nhưng nếu không sử dụng đúng điều lượng thì dễ gây ra các biểu hiện ở dạng nhẹ như hoa mắt, chóng mặt, khó tiêu, đau bụng buồn ngủ.
Các đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú cần được tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là các thông tin liên quan đến lá xạ đen, hi vọng rằng Blog Kiến Thức đã mang đến những chia sẻ giúp ích cho các bạn.