Trong khoảnh vườn của rất nhiều gia đình hiện đại đều để dành một góc nhỏ trồng một chậu húng chanh để dành lúc cần dùng dùng đến sẽ ra vườn hái ngay mà không cần mất công tìm kiếm. Có rất nhiều người đã biết đến công dụng trị bệnh của lá húng chanh ngoài việc sử dụng nó như một loại gia vị.
Cây húng chanh là cây gì?
Trong các ghiên cứu của y học đã chỉ ra rằng, lá và cành non của húng chanh có công dụng trong việc hạn chế hoạt động của vi khuẩn bởi trong lá có chứa rất nhiều tinh dầu mà chủ yếu trong đó là các hợp chất phenolic. Từ xưa đến nay lá húng chanh đã được biết đến như một thần dược trong góc vườn, là loại rau có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Húng chanh có nhiều tên gọi khác nhau như là tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông.
Là loại cây thân thảo sống lâu năm, lá có lông mịn, thơm và cay. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh. Theo y học, là loại thuốc có tính ấm có hiệu quả làm lợi phế, giảm đờm, trừ cảm và giải độc rất tốt. Đây được xem như một loại thảo được tự nhiên, dễ tìm, dễ trồng mà tốt cho sức khỏe.
Cây húng chanh có tên khoa học là Plectranthus amboinicus thuộc họ Lamiaceae có nguồn gốc từ Đông Phi, Nam Phi. Đây là loại cây được phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới. Trong đó, Việt Nam là một nước mà cây này mọc khác phổ biến.
Vậy cây húng chanh thường phân bố ở đâu?
Cây húng chanh rất dễ trồng và chăm sóc. Bạn có thể trồng trên đất trực tiếp hoặc trong chậu. Tại lãnh thổ Việt Nam, cây thích nghi tốt với tất cả các vùng. Chỉ cần trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ và thỉnh thoảng bón phân là cây đã phát triển tốt.
Đặc điểm nhận dạng cây húng chanh?
Là loài cây thân thảo nhưng có phần gốc thuộc họ cây thân gỗ, cao khoảng 20-50cm. Một số bụi phát triển tốt có thể cao tới 1m;
Lá húng chanh: mọc đối diện nhau về hai phía, lá rất dày, mọng nước. Xung quanh lá được bao phủ một lớp lông dày. Lá có màu xanh lục và chứa nhiều tinh dầu;
Hoa: màu tím đỏ, thường mọc thành chùm ở đầu cành
Quả: Rất hiếm khi cây này cho ra quả, nếu có thì quả màu nâu, hình tròn nhỏ
Cách trồng và chăm sóc cây húng chanh
-
Cách trồng cây
Chọn đất tốt, nhiều dưỡng chất, thoát nước tốt;
Chọn mua giống từ nơi uy tín, cây phải xanh tốt, khỏe mạnh;
Thời gian trồng: Vào mùa xuân và mùa thu là cây húng chanh phát triển tốt nhấ. Vậy nên thời điểm thích hợp để gieo hạt hoặc giâm cành là tháng 2,3,7,8. Sau khi trồng và chăm sóc, cây này có thể phát triển quanh năm.
Có 2 phương pháp trồng cây là gieo hạt hoặc giâm cành
Gieo hạt: Đầu tiên cần ngâm hạt cho vỏ nứt ra rồi gieo trực tiếp xuống đất. Có thể phủ một lớp trấu, rơm rạ để giữ ẩm cho đất.
Giâm cành: Cắt cành dài 20cm sau đó lấp trực tiếp xuống đất. Phần cành lấp trong đất khoảng 10-14cm. Sau khi cắm cành xuống, các bạn nén đất và tưới nước duy trì độ ẩm.
-
Cách chăm sóc
Cây húng chanh ưa nắng và ưa ẩm nên người trồng cần để cây ở nơi thoáng mát, thường xuyên có ánh nắng chiếu vào. Khi mới gieo hạt hoặc giâm cành, cần tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm. Tùy vào thời tiết mà các bạn cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với cây; Ví dụ như tưới nhiều nước vào mùa khô, ngưng nước vào mùa mưa và tạo hệ thống thoát nước nếu trồng trong chậu, trong thùng xốp;
Kể từ thời điểm gieo trồng được 15 ngày, người trồng nên bón phân gà, phân cá, phân bò, phân trùn quế hoặc các loại phân hữu cơ tự ủ như phân chuối, phân rau củ.
Khi thấy cây bị sâu bệnh, các bạn nên cắt bỏ phần bị bệnh này, dùng các phương pháp dân gian để trừ sâu rệp, bọ cánh phấn như nước rượu gừng, dùng cồn hoặc dùng bẫy treo.
Tác dụng của lá húng chanh?
Bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu trông cây húng chanh là lá non và cành non, đọt non. Thành phần trong này chứa rất nhiều tinh dầu, carvacrol. Carvacrol có tác dụng giảm ho. Ngoài ra lá còn chứa chất đỏ codein, đây là một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho việc sát trùng đường hầu họng.
Theo đông y, tác dụng của cây này là tán hàn trừ thấp, lợi phế, tiêu đàm. Ngoài ra tác dụng đặc biệt nhất là tiêu độc. Dân gian thường sử dụng lá húng chanh cho các trường hợp bị ho, cảm sốt, bị dị ứng hoặc côn trùng cắn đốt…
Một vài tác dụng cụ thể của lá húng chanh như sau:
Chữa ho, trị viêm họng: Trong lá húng có hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, trừ đờm và các tác nhân gây viêm nhiễm vùng cổ họng;
Trị hôi miệng: Dùng lá và cành cây này khô đun lấy nước rồi dùng nước này súc miệng thường xuyên. Tinh dầu và mùi thơm từ húng chanh sẽ xóa tan mùi khó chịu trong vòm miệng;
Tăng cường thị lực: chứa 1 lượng vitamin A giúp ngăn thoái hóa mắt và giảm căng thẳng vùng mắt;
Tăng cường chức năng thận: Theo đông y, có tác dụng lợi tiểu, giúp loại bỏ độc tố;
Giảm viêm khớp: có chứa chất omega 6 có tác dụng làm giảm chứng viêm khớp, ngừa loãng xương;
Giảm đau bụng kinh ở nữ giới: có tính ấm nên ở một số nơi người dân vẫn sắc loại thuốc này để uống trong kỳ kinh nguyệt;
Giúp làm đẹp: Khả năng tái tạo da là một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của cây này dành cho phái đẹp. Các chất kháng sinh tự nhiên trong lá húng chanh giúp loại bỏ kích ứng và giảm sưng tấy vùng da;
Chống ung thư: Các nhà y học đã phát hiện ra thân cây húng chanh chứa chất oxy hóa giúp ức chế sự sinh trưởng của các tế bào ung thư.
Xem thêm: Cây tam thất – Loài sâm quý của tự nhiên
Một số món ăn từ cây húng chanh
Có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngoài dùng làm thuốc thì các chị, các mẹ thường xuyên kết hợp các món ăn cùng lá húng chanh với phương châm phòng bệnh còn hơn chữa bệnh.
Thịt bò xào lá húng chanh: Thịt bò thái mỏng và trộn với gia vị theo sở thích rồi ướp 15 phút. Lá xắt sợi. Bắc chảo, phi thơm dầu, cho thịt bò vào xào tái rồi thêm lá húng. Thịt săn thì vớt ra đĩa, trang trí thêm hành, tiêu
Da cá và lá hún chanh áp chảo: Cho da cá vào chảo đã được phi nóng dầu, xào chín rồi cắt lá húng chanh vào. Múc ra đĩa rồi rắc chút muối tiêu.
Canh nghêu lá húng chanh: Luộc nghêu chín rồi chắt lấy nước, bỏ cặn. Tách lấy phần thịt nghêu rồi rửa sạch. Phi thơm hành rồi bỏ thịt nghêu vào xào, nêm nếm gia vị rồi đổ lại nước luộc nghêu vô. Đun sôi, nêm lại rồi cắt lá vào.
Siro húng chanh: Dùng lá hẹ, tía tô, gừng giã nát, quả tắc cắt đôi bỏ hạt. Cho các nguyên liệu vào ninh nhỏ lửa khoảng 2-3h. Khi gần tắt bếp thì cho chút muối vô. Lọc hốn hợp qua rây, vắt kiệt bã rồi bỏ vào lọ thủy tinh dùng dần.
Cháo húng chanh: Rang gạo vàng thơm rồi đổ vào nồi nước ninh cháo. Ướp thịt bò rồi xào săn. Sau khi cháo được thì trút thịt bò đã xào vào, nêm nếm lại. Cắt sợi lá húng chanh bỏ vào, thêm tiêu và dùng nóng.
Ngoài ra, còn rất nhiều món ăn khác có thể kết hợp với lá cây này.
Các bài thuốc dùng lá húng chanh
Một số bài thuốc sử dụng lá húng chúng tôi xin được liệt kê như sau:
Trị viêm họng: Dùng lá húng tươi giã nát, lấy nước sử dụng chung với muối. Có thể dùng độc vị hoặc dùng kết hợp.
Trị ho kéo dài: 20g húng chanh, 20g xạ can, 10g kim ngân hoa. Nấu uống 2 lần/ ngày
Xông cảm: Sử dụng kết hợp lá húng chanh với một số loại thuốc có chứa nhiều tinh dầu như lá tía tô, lá chanh, lá bưởi, trần bì, vỏ quýt, gừng, xả nấu chung 1 nồi rồi đem xông giải cảm.
Cảm sốt, không đổ mồ hôi: 20g húng chanh, 15g tía tô, 5g gừng tươi, 15g cam thảo sắc lại uống.
Tiêu viêm, tiêu độc: Khi bị bọ cạp cắn, rết cắn thì người ta giã nát lá húng với muối rồi đắp trực tiếp lên vùng vị tổn thương làm giảm triệu chứng sưng tấy, giảm đau rõ rệt.
Các lưu ý khi sử dụng cây húng chanh chữa bệnh
Để phát huy tốt tác dụng chữa bênh của lá húng chanh, khi sử dụng cần có một số lưu ý như sau
Phải tuân thủ theo quá trình điều trị ví dụ như bênh nhân bị cảm ho lâu ngày khi sử dụng lá húng chanh cũng cần kiêng cử uống nước đá, hạn chế đồ ăn chiên xào dầu mỡ, bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể;
Liều lượng sử dụng lá húng chanh tốt nhất là 10-20g/lần. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1-2 lần;
Trên lá và cành có nhiều lông trắng có thể gây kích ứng da nên cần chú ý khi cầm nắm;
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần nghe khuyến cáo thêm của bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác, cũng cần nghe tư vấn của bác sĩ để tránh trường hợp húng chanh tương khắc với các loại thuốc này.
Húng chanh thật sự là cây thuốc quý đối với gia đình có trẻ nhỏ và có rất nhiều tác dụng. Qua bài viết Blog kiến Thức bạn có thể biết các tác dụng, một số bài thuốc và một số lưu ý khi sử dụng lá húng chanh.