Hoàn công là gì?
Hoàn công có nhiều cách diễn đạt và định nghĩa khác nhau. Giả sử, hoàn công chế tạo máy, hoàn công xây dựng, hoàn công nhà ở,… Tuy nhiên, trong bài viết này Blogkienthuc.vn sẽ chỉ nói đến hoàn công theo nghĩa về xây dựng nhà ở.
Hoàn công là gì đó là khái niệm chỉ việc hoàn thành 1 công trình. Nói 1 cách khác, hoàn công chính là thủ tục về hành chính sau khi công trình hoàn thành xong. Đây là thủ tục rất quan trọng bởi nó sẽ được các bên gồm: chủ đầu tư và nhà thầu thi công xác nhận và nghiệm thu.
Hiểu một cách đơn giản, hoàn công chính là bước cuối cùng của xây dựng, sau khi công trình đã thi công xong. Thủ tục này có ý nghĩa trên pháp lý và đã được nhà nước quy định tại Luật xây dựng năm 2014.
Tuy nhiên, hiện nay không ít nhà đầu tư, nhà thầu bỏ quên thủ tục này mà chỉ chú ý đến thiết kế, thi công và giấy phép xây dựng.
Hoàn công nhà ở là gì?
Bên cạnh khái niệm hoàn công là gì, thuật ngữ hoàn công nhà ở là gì cũng được nhiều người quan tâm. Hoàn công nhà ở chỉ thủ tục hành chính liên quan đến công trình xây dựng là nhà ở. Nếu nói hoàn công là cha thì hoàn công nhà ở là con và vẫn cần đủ các thủ tục giống hoàn công.
Hoàn công nhà ở là gì có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc cấp và đổi lại sổ hồng. Khi đó, sổ hồng sẽ cho thấy hiện trạng của đất đã có những thay đổi gì trước và sau khi thi công. Trong trường hợp bạn cần vay vốn ngân hàng nó sẽ rất có ý nghĩa.
Tại sao cần phải hoàn công?
Trong phần hoàn công là gì đã có nói rõ đây là 1 thủ tục hành chính. Nó cần phải được tiến hành thực hiện theo đúng như quy định hiện tại của pháp luật nước ta. Hoàn công đóng vai giúp cho chủ sở hữu căn nhà hoàn thiện tính pháp lý. Ngoài ra, đây cũng là điều kiện để được cấp/phát hoặc đổi sang sổ hồng.
Chưa hết, việc hoàn công còn thể hiện cho những thay đổi hoặc sửa chữa về thực trạng của đất, nhà cửa sau khi thi công. Thủ tục này là bắt buộc và sớm hay muộn nếu bạn là chủ đất cũng cần phải thực hiện. Do đó, để tránh các phiền toái sau này và sớm hoàn thiện các bạn nên làm hoàn công sớm.
Bên cạnh đó, sau khi thực hiện hoàn công các bạn cũng sẽ tránh được các rắc rối có thể xảy ra nếu cần sửa chữa hoặc là chuyển nhượng hay bán lại. Chủ đất hoặc chủ nhà phải có nghĩa vụ thực hiện hoàn công để căn nhà, mảnh đất được hợp thức hóa. Qua đó việc sang nhượng, mua bán đất/nhà ở cũng trở nên dễ dàng hơn.
Khi nào thực hiện thủ tục hoàn công nhà?
Hiểu hoàn công là gì, hoàn công nhà ở là gì rất quan trọng. Tuy nhiên, khi nào cần thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở cũng quan trọng không kém. Thủ tục này chỉ có thể tiến hành khi quá trình thi công trên thực tế được hoàn thành.
Sau khi bên thi công kết thúc công việc của mình, họ có trách nhiệm phải thực hiện các công đoạn gồm: thi công, thu dọn, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu để nghiệm thu. Đây cũng là thời điểm để chuẩn bị cho việc hoàn công nhà được diễn ra.
Thủ tục hoàn công công trình nhà ở bao gồm những gì?
Thủ tục hoàn công là gì đã được quy định rõ trong Luật xây dựng 2014. Trong quy định về thủ tục để hoàn công mới nhất không quá phức tạp. Quy trình này được thực hiện qua 3 bước chính rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian.
B1: Tiến hành nộp hồ sơ hoàn công nhà tại UBND cấp huyện/quận/thị xã hoặc cấp xã nơi công trình xây dựng được thực hiện. Hoặc các bạn cũng có thể nộp tại sở xây dựng (tùy từng trường hợp).
Hồ sơ hoàn công là gì? Theo thông tư số 05/2015/TT-BXD quy định các loại giấy tờ cần chuẩn bị như sau:
- Giấy phép XD:: Đây là giấy xác nhận được cơ quan của nhà nước cấp phép công trình nhà ở được xây dựng. Giấy này nằm trong phạm vi được cấp cho tổ chức hoặc cá nhân.
- Hợp đồng giữa các bên (nếu có): Hợp đồng này bao gồm các bên là: chủ nhà, đơn vị đầu tư, thiết kế, thi công, giám sát. Trong hợp đồng cần thể hiện rõ thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ khi thực hiện dự án. Hợp đồng này được soạn thảo thành nhiều bản, được ký kết và lưu giữ.
- Báo cáo về kết quả khảo sát XD: Báo cáo này đã có sẵn form và chỉ cần điền chính xác và đầy đủ thông tin.
- Báo cáo về kết quả thẩm tra, văn bản thẩm định bản vẽ thiết kế.
- Bản vẽ hoàn công của công trình: Bản vẽ này chỉ áp dụng đối với các công trình có sai phạm hoặc là không giống với bản thiết kế.
- Báo cáo kết quả kiểm định và thử nghiệm.
- Giấy tờ liên quan đến vận hành thang máy nếu có, an toàn phòng cháy chữa cháy.
Ngoài các giấy tờ trên, thủ tục hoàn công là gì cũng có thể phát sinh 1 số giấy tờ có liên quan khác. Tuy nhiên, các bạn không cần quá lo lắng bởi vì đã có cán bộ trong cơ quan có liên quan tư vấn.
B2: UBND có thẩm quyền thực hiện thụ lý, tiến hành kiểm tra và xem xét hồ sơ, giấy tờ và các chứng từ có đầy đủ và hợp lệ hay không. Bên cạnh đó cần đối chứng với thực tế công trình xây dựng.
B3: Sau khi UBND thuộc cấp xã/huyện/thị xã/quận kiểm tra và xem xét sẽ cấp xác nhận và ký văn quản quyết định. Cuối cùng là thông báo cho bên yên cầu là bạn.
Cơ quan xử lý hồ sơ hoàn công nhà là gì?
Trong mục hoàn công là gì cũng đã có nhắc đến sự có mặt của cơ quan xử lý hồ sơ hoàn công. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức thì nên nắm vững các những thông tin dưới đây.
- UBND cấp huyện/thị xã/quận: Cơ quan xử lý hồ sơ hoàn công này áp dụng với các công trình là nhà ở của dân, riêng lẻ và các công trình thực hiện trên địa bàn của huyện/thị xã/quận.
- UBND cấp xã: Áp dụng đối với các nhà ở được xây dựng tại nông thôn, vùng đã có quy hoạch nằm trong địa giới cấp xã.
- Sở xây dựng: Cơ quan này áp dụng đối với nhiều công trình khác nhau. Các công trình có thể kể đến như: công trình thuộc cấp 1, đặc biệt, đền chùa, di tích lịch sử văn hóa, đình miếu, tôn giáo, trục đường giao thông,…
Lưu ý khi tiến hành hoàn công nhà ở
Sau khi đã hiểu hoàn công là gì các bạn cần lưu ý 1 số vấn đề khi tiến hành thực hiện hoàn công nhà.
- Hoàn công nhà ở chỉ được thực hiện khi trên thực tế quá trình thi công đã hoàn tất. Bên thi công phải có trách nhiệm hoàn thiện mọi công đoạn và dọn dẹp hiện trường. Ngoài ra, bên thi công cũng phải lập bản vẽ và chuẩn bị các tài liệu để nghiệm thu.
- Các giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ hoàn công gồm:
o Đơn xin hoàn công nhà theo mẫu của BXD.
o Bản vẽ hoàn công nhà thể hiện kích thước, vị trí, thiết bị vật liệu chính xác.
o Hợp đồng ký kết giữa các bên tham gia xây dựng.
o Biên bản nghiệm thu.
- Hiểu rõ hoàn công là gì các bạn sẽ nắm rõ từng loại giấy tờ và không gặp rắc rối đối với quá trình xin giấy phép.
Chi phí hoàn công là bao nhiêu?
Bên cạnh hoàn công nhà là gì, chi phí hoàn công bao nhiêu cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Thông thường:
- Lệ phí cho việc lập bản vẽ sẽ rơi vào khoảng từ 10.000đ đến 15.000đ/m2 sàn. Lệ phí này tùy thuộc vào từng đơn vị.
- Lệ phí trước bạ là 1%/tổng giá trị của căn nhà.
Như vậy chi phí hoàn công phụ thuộc vào kết cấu, diện tích căn nhà và thường từ 15 đến 30 triệu .
Với tất cả các thông tin được cung cấp trong bài viết này Blog Kiến Thức hi vọng các bạn đã có thể hiểu rõ hoàn công là gì? Hoàn công nhà là gì? Thủ tục tiến hành hoàn công như thế nào?… Trên thực tế quá trình hoàn công có thể khác đôi chút. Tuy nhiên, các bạn sẽ sẽ được cán bộ của cơ quan hành chính hướng dẫn cụ thể.