Định mức 1776 là gì?
Định mức 1776 là các quy định trong công văn số 1776//BXD-VP do Bộ xây dựng ban vào ngày 16/8/2007. Công văn công bố định mức dự toán trong việc xây dựng công trình trong phần xây dựng.
Sự ra đời của định mức 1776 giúp các nhà đầu tư biết được mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy móc cùng các thiết bị cần thiết. Phục vụ cho việc thi công và hoàn thành các công trình xây dựng.
Định mức dự toán 1776 được thành lập trên cơ thể tiêu chuẩn xây dựng. Cùng các quy phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu và mức cơ giới hóa trong lĩnh vực xây dựng. Kết hợp với hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong ngành xây dựng.
Xem thêm: Định mức xây dựng là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn là, định mức 1776 chính là công cụ thực hiện chức năng quản lý trong quá trình đầu tư xây dựng. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng và các chi phí có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.
Hướng dẫn download định mức 1776 excel mới nhất
- Bước 1: Click vào đây
- Bước 2: Nhấn vào hình mũi tên tải xuống ở góc bên phải màn hình
- Bước 3: Chọn địa chỉ lưu file và bấm Save
- Bước 4: Mở file ở thư mục đã lưu rồi nghiên cứu sử dụng như bình thường
Quy chuẩn để lập định mức 1776?
Định mức 1776 được lập dựa theo 4 quy chuẩn sau:
- Quy phạm kỹ thuật về vấn đề thiết kế, thi công và nghiệm thu
- Mức độ cơ giới hóa trong lĩnh vực xây dựng
- Trang thiết bị kỹ thuật và biện pháp thi công
- Sự tiến bộ, phát triển của khoa học – kỹ thuật trong ngành xây dựng
Nội dung trong định mức 1776
Định mức 1776 gồm có 3 nội dung chính là:
Quy định về định mức xây dựng
Tính đến thời điểm hiện tại, ở nước ta có khá nhiều văn bản về định mức xây dựng. Trong đó, định mức được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất là định mức 1776. Khi lập dự toán cho xây dựng cần tìm hiểu kỹ về các nội dung được quy định trong định mức này.
Định mức lắp đặt
Định mức lắp đặt hệ thống các thiết bị trong công trình xây dựng cần đảm bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định của Bộ xây dựng. Trong quá trình thi công, lắp đặt các thiết bị, chủ đầu tư/ nhà thầu có trách nhiệm phải báo cáo đầy đủ. Sau khi hoàn thành công trình cần phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm thi công, lắp đặt trong suốt quá trình nghiệm thu để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi đưa vào sử dụng.
Định mức dự toán trong thi công, xây dựng công trình
Đây là phần tính hao phí về nhân công, nguyên liệu xây dựng và thiết bị máy móc thi công để hoàn thành công việc trong 1 dự án.
Kết cấu tập định mức dự toán
Kết cấu tập định mức dự toán được thể hiện theo nhóm, theo loại công tác hoặc kết cấu xây dựng. Chúng được mã hóa thống nhất trong 11 chương. Bao gồm:
- Chương I: Công tác chuẩn bị mặt bằng dự án
- Chương II: Công tác đào, lấp đất, đá và cát
- Chương III: Công tác làm cọc, ép cọc, dỡ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi
- Chương IV: Nội dung công tác thi công đường
- Chương V: Công tác thi công, xây dựng gạch đá
- Chương VI: Công tác làm bê tông tại chỗ
- Chương VII: Công tác sản xuất, lắp dựng cấu kiện cho bê tông đúc sẵn
- Chương VIII: Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện gỗ
- Chương IX: Công tác sản xuất và quá trình lắp dựng cấu kiện sắt thép
- Chương X: Công tác làm trần, làm mái và các hạng mục hoàn thiện khác
- Chương XI: Một số công tác khác
Ghi chú:
Mỗi loại định mức sẽ được trình bày một cách tóm tắt thành phần công việc, điều kiện về kỹ thuật. Đồng thời thể hiện điều kiện cũng như các biện pháp thi công và xác định theo đơn vị tính phù hợp giúp cho công tác xây dựng diễn ra thuận lợi, hiệu quả.
Theo đó, các thành phần hao phí trong định mức dự toán được xây dựng bởi một số nguyên tắc sau:
- Mức hao phí vật liệu tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của từng loại vật liệu
- Mức hao phí thi công được tính bằng số lượng các ca máy được sử dụng
- Mức hao phí máy thi công khác được tính theo %/ chi phí sử dụng các loại máy chính
- Mức hao phí một số vật liệu khác như: Vật liệu làm giàn giáo xây dựng, vật liệu phụ,… được tính theo tỷ lệ %/ chi phí vật liệu chính
Hướng dẫn áp dụng định mức 1776
Về mức hao phí vật liệu
Mức hao phí vật liệu bao gồm sự hao hụt vật liệu trong quá trình thi công. Gồm số lượng vật liệu chính, các vật liệu phụ cùng các linh kiện hoặc chi tiết nhỏ, lẻ. Cùng với các vật liệu luân chuyển cần thiết. Đáp ứng cho quá trình hoàn thiện và hoàn thành một đơn vị công việc.
Về mức hao phí lao động
Đây là số ngày lao động của người lao động trực tiếp trong việc thực hiện khối lượng công tác xây dựng. Cùng số lượng nhân công phục vụ cho công việc. Số lượng ngày công được tính bao gồm cả lao động chính và lao động phụ để thi công, hoàn thiện một đơn vị công việc. Từ khâu chuẩn bị cho đến lúc kết thúc và thu dọn hiện trường.
Về mức hao phí máy thi công
Mức hao phí máy thi công à số lượng máy móc và thiết bị thi công được sử dụng trực tiếp. Tính cả máy và các thiết bị phục vụ có thể hoàn thành một đơn vị khối lượng cho công tác xây dựng.
Cách áp dụng định mức 1776 trong việc lập dự toán
- Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao được tính theo thiết kế công trình từ cốt 0.00 đến cốt ≤4m, ≤16m, ≤50m và tính từ cốt .000 đến > cốt 50m.
- Các công trình xây dựng trong định mức không ghi độ cao. Ví dụ như: Trát, lát, ốp,… nhưng nếu thi công với độ cao trên 16, sẽ được áp dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.
- Mức hao phí lao động chính và phụ thường được tính cụ thể bằng số ngày công của những người lao động trực tiếp tham gia công việc
- Định mức dự toán được áp dụng theo đơn giá xây dựng của từng công trình. Là cơ sở để xác định rõ dự toán chi phí xây dựng và tổng mức đầu tư cũng như dự án đầu tư xây dựng cùng công tác quản lý chi phí đầu tư
- Một số chương công tác có thể có thêm phần thuyết minh và hướng dẫn cụ thể với từng nhóm và loại công việc trong định mức dự toán. Đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công
Hướng dẫn cách tra định mức online
Ký tự đầu tiên
Là nội dung thể hiện phần của tập định mức dự toán công trình. Gồm có 26 ký tự thể hiện 26 phần. Ví dụ:
- Ax.00000: Phần Xây dựng
- Bx.00000: Phần Lắp đặt
- Cx.00000: Phần Khảo sát
- Sx.00000: Phần Sửa chữa
Chữ cái thứ 2
Thể hiện chương trong từng phần. Bảng chữ cái có 26 ký tự. Sử dụng hết 26 ký tự đồng nghĩa với việc nội dung định mức có 26 chương.
Nhóm 2 chữ số đầu tiên
Trình bày nhóm – loại công tác. Gồm có từ 00 – 99 nhóm loại.
Nhóm có 3 chữ số
Thể hiện loại công tác cụ thể được thực hiện. Ký hiệu từ 000 – 999 loại công tác.
Ví dụ: Mã hiệu AF.11210 tức là mã thể hiện công tác đổ bê tông móng trộn bằng loại máy trộn, đổ thủ công với chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 250cm.
- Cách đọc mã hiệu định mức là: Cột mã hiệu (là AF.112) + cột kích thước (10) = AF.11210.
- Các nội dung triển khai trong công tác là: Cột công tác xây lắp + cột điều kiện thi công + cột điều kiện kỹ thuật,…. = Bê tông móng và chiều rộng <= 250cm.
Như vậy nội dung bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc một số nội dung về định mức 1776 và cách áp dụng chính xác, nhanh chóng. Hy vọng Blog Kiến Thức đã đem đến bạn đọc thêm nhiều thông tin tin hữu ích giúp cho công việc được triển khai thuận lợi hơn. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để được cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!