Crypto là gì? Cryptocurrency là gì?
Thuật ngữ crypto là gì vẫn luôn được nhiều sự quan tâm của những người mới tham gia đầu tư trên thị trường số. Định nghĩa dễ hiểu về Crypto (viết tắt của Cryptocurrency) là để chỉ về các loại tiền mã hóa được hoạt động trên Internet. Những cụm từ phổ biến, thường xuất hiện như tiền số, tiền ảo, tiền điện tử, coin,… là tên gọi khác của tiền mã hóa và đều nằm trong lĩnh vực Crypto.
Tiền mã hóa là đồng tiền được tạo trong môi trường điện tử, không có hình thù như tiền giấy, tiền xu. Đây là loại tiền được lưu trữ trong các loại ví kỹ thuật số, được giao dịch thông qua phần mềm, các ứng dụng điện thoại thông minh hay máy tính. Khi đó, Crypto là nơi sở hữu các đồng tiền số mới và lưu hành các tiền thay thế (hay còn gọi là Altcoin). Đây cũng là cách diễn giải khác cho câu hỏi “Crypto là gì?” theo phương diện phân loại.
Lịch sử hình thành của Crypto là gì
Crypto nhen nhóm xuất hiện trong những năm đầu của 1990, đó chính là thời điểm công nghệ số phát triển như vũ bão. Lúc đó một số đồng tiền điện tử ra đời như DigiCash, Beenz hay Flooz nhưng lại lụi tàn nhanh chóng. Phải đến năm 2008, thị trường số toàn cầu bắt đầu chấp nhận sự phổ biến của Crypto. Mở ra kỷ nguyên mới cho khái niệm Crypto là gì với đồng tiền Bitcoin (BTC) do Satoshi Nakamoto sáng lập.
Bitcoin là hệ thống tiền mã hóa ngang hàng đầu tiên trên thế giới theo dạng kiểm soát phi tập tập trung. Chính Satoshi đã đưa một khái niệm hoàn toàn mới, khác hẳn với giao dịch tiền tệ trước đó. Thay vì thực hiện mua bán dựa vào niềm tin của 2 bên, đồng tiền Bitcoin tiến hành giao dịch bằng mật mã. Những mật mã này được xác minh, thông qua và lưu lại theo các chuỗi khối (còn gọi là Blockchain).
Đồng tiền mã hóa BTC chính là nguồn cảm hứng lớn cho hơn 9000 loại tiền số ra đời vài năm sau đó (thống kê trên CoinMarketCap). Một số những đồng tiền nổi bật sau Bitcoin đáng kể đến đó là Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Litecoin (LTC),…
Đặc điểm Crypto là gì?
Khi bạn cần giao dịch, bạn cần sự kiểm chứng và được đồng thuận tuyệt đối từ cả hệ thống phi tập trung. Với mỗi người luôn có lịch sử các giao dịch, bất kỳ ai trong hệ thống đều có thể kiểm tra xem giao dịch bạn đưa ra có giá trị hay không. Và họ cũng có thể quyết định xem giao dịch của bạn có phải chi tiền đúp hay không (trả một khoản giống nhau 2 lần).
Có những loại Crypto nào?
Những năm gần đây, hàng ngàn đồng tiền điện tử mới vẫn hàng ngày được ra đời, phát triển và tồn tại. Thông thường sẽ phân loại cryptocurrency theo 2 cách sau đây: “Coin và Token” hay “Bitcoin và Altcoin”. Các loại tiền số vẫn phát triển cùng với các mã hóa khác nhau và dần khẳng định giá trị đồng tiền đó hơn.
Ưu nhược điểm của tiền điện tử
Ưu điểm của Crypto là gì?
- Thực hiện thuận tiện, chỉ với một thiết bị như điện thoại, máy tính có kết nối Internet là có thể tiến hành giao dịch.
- Các giao dịch thực hiện công khai, trực tiếp giữa hai bên mua bán với cả cộng đồng Crypto nên tính công bằng là tuyệt đối.
- Thời gian tiến hành giao dịch xuyên quốc gia nhanh chóng, mức phí rẻ hoặc vừa phải.
- Do các đồng tiền và những giao dịch được mã hóa theo hệ thống chuỗi khối nên tính bảo mật, độ an toàn rất cao.
Nhược điểm của Crypto là gì?
- Biến động giá mua/bán của đồng tiền điện tử rất lớn kéo theo rủi ro đầu tư cao
- Một số quốc gia chưa chấp nhận sự lưu hành của tiền số, nên đối với lãnh thổ đó tiền số không mang lại giá trị cao.
- Nhiều người đầu tư đang có lỗ hổng kiến thức về Crypto là gì, cũng như cách sử dụng tiền ảo.
Cách Crypto hoạt động
Cách hoạt động của Crypto là gì mà lại có sự phát triển đột phá đến vậy. Hãy xem xét dựa trên yếu tố chính sau đây:
Quá trình khai thác – mining: Những người đầu tư tham gia với vai trò như thợ mỏ, đó là đi giải những bài toán phức tạp nhất có liên quan đến các khối blockchain. Quá trình này sẽ được ghi lại ngay sau đó, người tham gia sẽ được nhận thưởng dựa trên công sức được ghi nhận.
Sàn giao dịch tiền điện tử: Đây là nơi người đầu tư có thể mua hoặc bán những đồng tiền điện tử. Từ đó lấy được tiền chênh lệch thông qua các trao đổi mua bán ấy.
Ví điện tử: Là nơi tổng hợp những chương trình phần mềm có chức năng lưu trữ với khóa công khai hoặc khóa riêng tư. Bộ phận này cho phép người dùng có thể gửi/nhận tiền điện tử hoặc theo dõi các số dư tài khoản của bản thân.
Điều kiện để trở thành tiền điện tử của Crypto là gì?
7 điều kiện để tiền điện tử được phát hành đó là:
Toàn cầu hóa: Sự ra đời của đồng tiền số nhằm mục đích giúp giao dịch giữa các nước trở nên dễ dàng. Đây là loại tiền không có biên giới, được nhiều quốc gia đồng ý sử dụng trong mua bán thương mại.
Tính số hóa: Đồng tiền số chỉ tồn tại trên các thiết bị điện tử có kết nối Internet. Nó không thể cầm nắm được, không phải ở dạng tiền giấy hay tài sản vật chất nào.
Phi tập trung: Mạng lưới Crypto là gì mà lại không có máy chủ trung tâm. Thực tế nó được phân phối trên mạng lưới có kết nối hàng ngàn máy tính với nhau.
Ngang hàng: Tiền điện tử được giao dịch từ người này sang người kia không qua trung gian hay ngân hàng nào cả. Đây là cách giao dịch trực tiếp với nhau thông qua hình thức trực tuyến.
Ẩn danh: Người dùng không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào, cũng như không có quy tắc về cách sử dụng tiền ảo.
Không tin cậy: Người tham gia không phải tin tưởng các bên thứ ba hay bên trung gian nào cả. Họ luôn chủ động theo dõi, thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi khi có nhu cầu.
Đã được mã hóa: Mỗi người sẽ được cấp một dãy các mã đặc biệt để tăng tính bảo mật, ngăn chặn người lạ truy cập thông tin. Yếu tố mã hóa này là một phần mang ý nghĩa vô cùng quan trọng của loại đồng tiền số đó.
Phân biệt tiền điện tử, tiền ảo và tiền mã hóa (cryptocurrency) trong Crypto
Thực chất tiền điện tử, tiền ảo hay tiền mã hóa đều là một, chúng có định nghĩa giống nhau. Chỉ khác về cách gọi bởi một người có cách hiểu về tiền trong Crypto hơi khác một chút. Những câu hỏi Crypto là gì hay Tiền điện tử là gì đã được giải mã ở phần trên. Quý độc giả có thể xem lại để tránh sự nhầm lẫn không đáng có, cũng như có cái nhìn rõ hơn.
Thực trạng Crypto hiện tại
Thực trạng của Crypto là gì dựa trên sự phổ biến của tiền số trên thị trường toàn cầu ra sao. Hiện nay tiền điện tử trong Crypto đang được ứng dụng nhiều trong:
- Dần thay thế cho các dịch vụ ngân hàng với mức phí giao dịch rẻ hơn nhiều.
- Là nơi lưu trữ tài sản sinh lời, nâng giá trị lên cao.
- Trở thành phương tiện thanh toán thông minh khi mua sắm thương mại, dịch vụ.
- Hình thức đầu tư cả ngắn hạn và dài hạn, mang tiền năng phát triển lớn.
Nên đầu tư Crypto như thế nào để có hiệu quả?
Có kiến thức về “Crypto là gì” nhưng khi tham gia đầu tư tiền số lại rất mông lung, mơ hồ. Dưới đây là một số kinh nghiệm thực chiến và có sự tham khảo trên các trang báo uy tín về Crypto:
Bước 1 – Sàng lọc: Tìm hiểu về các loại coin điển hình, có khả năng lên giá cao trong suốt thời gian trước đó. Nắm bắt rõ những đặc điểm của loại tiền đó, tính thanh khoản, tham khảo một số sàn giao dịch. Rồi sau đó lựa chọn ra một hoặc một số đồng tiền ưng ý nhất để tham gia đầu tư.
Bước 2 – Học hỏi không ngừng nghỉ: Không chỉ tìm hiểu về Crypto là gì mà phải luôn tìm tòi thêm nhiều thông tin bổ ích về tiền số. Học tập những kiến thức đầu tư từ người đi trước và trải nghiệm giao dịch thực chiến với số vốn nhỏ. Từ đó người đầu tư để có được những kinh nghiệm quý báu, đắt giá.
Bước 3 – Tin tưởng vào bản thân: Hãy tập trung vào các nguyên tắc thực tế về tiền chênh lệch, rèn luyện tính kiên nhẫn và sự tự tin. Cùng với đó đưa ra mục tiêu cho bản thân muốn trở thành một trader hay một holder.
Bước 4 – Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng: Lập ra một kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể giúp hình thành tầm nhìn về đồng tiền ảo rõ nét hơn. Hãy cẩn thận ghi lại các lệnh giao dịch, sự lên xuống của giá tiền ảo ra sao. Hoặc xem phản ứng của bản thân để nắm bắt được tư duy, có lối đi phù hợp cho lần tiếp theo.
Bước 5 – Sẵn sàng thực hiện theo quyết định của bản thân: Hãy lấy tinh thần tự tin đặt lệnh đầu tiên. Dù kết quả có thắng hay thua nếu không thực hành bạn sẽ khó có bài học đáng giá.
Một số đồng Crypto phổ biến
Điểm danh những loại tiền ảo (ký hiệu) phổ biến tại Việt Nam và trên toàn cầu:
- Bitcoin (BTC)
- Ethereum (ETH)
- Ripple (XRP)
- Binance Coin (BNB)
- DigiByte (DGB)
- Maker (MKR)
- ChainLink (LINK)
- DogeCoin (DOGE)
- Cardano (ADA)
- Kusama (KSM)
- Crypterium (CRPT)
- EOS (EOS)
- Tether (USDT)
- Litecoin (LTC),…
Tính hợp pháp của Cryptocurrency tại Việt Nam và thế giới
Tính hợp pháp của Crypto là gì – đây là điều nhiều người cần quan tâm trước khi đồng ý tham gia đầu tư. Trên thế giới có nhiều quốc gia chấp nhận tiền điện tử là hợp pháp, một số nước coi là hợp pháp nhưng không đồng ý cho thanh toán mua bán. Tại Việt Nam, việc sử dụng tiền số thanh toán việc mua hàng hóa là vi phạm pháp luật và bị phạt tiền (tính từ ngày 1/1/2018). Tuy nhiên nếu bạn dùng đồng VNĐ để mua tiền số thì hoàn toàn là hợp pháp.
Trên đây là bài viết đầy đủ về Crypto là gì, đặc điểm, phân loại và thực trạng của Cryptocurrency. Hy vọng đây là những thông tin đáng giá đối với người mới bắt đầu bước vào thị trường tiền số. Còn rất nhiều bài viết giải mã những thuật ngữ đặc biệt trong lĩnh vực tiền điện tử. Hãy theo dõi và đón xem thường xuyên Blog Kiến Thức để cập nhật những thông tin bổ ích và mới nhất.