Cây tam thất là cây gì?
Cây tam thất thuộc họ Araliaceae, còn được gọi bằng tên khác là sâm tam thất, kim bất hoán. Cây tam thất rất ưa sinh sống ở nơi mát lạnh chủ yếu là trên núi cao, khu vực râm mát, tránh nơi ánh sánh trực tiếp và nắng nóng liên tục.
Tại Việt Nam, cây tam thất thường mọc hoặc được trồng ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Đà Lạt.
Đặc điểm nhận dạng của cây tam thất là gì?
Cây tam thất là loại thảo dược lâu năm thuộc loại cỏ nhỏ. Mỗi cây cao từ 30cm đến 50cm.
Lá tam thất: Mỗi cây thường có từ 3 đến 7 lá. Lá có hình dài, thường mọc ở đỉnh thân. Xung quanh rìa lá có hình răng cưa, cuống lá dài, gân lá cứng, có lông bóng.
Hoa tam thất: mới mọc có màu xanh nhạt. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành. Cây tâm thất có cả hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Theo thời gian, hoa tam thất sẽ chuyển dần sang màu đỏ. Cây ra hoa từ tháng 5 đến tháng 7.
Xem thêm: Hoa tam thất có tác dụng gì? Sử dụng hoa tam thất thế nào?
Quả: Sau khi hoa nở hết, quả dần được tạo thành. Quả mọc thành từng chùm như hình cầu. Khi mới kết quả thì quả có màu xanh nhạt. Về sau, khi quả đã chín thì có màu đỏ, đầu quả có màu đen vô cùng nổi bật, đẹp mắt. Cây thường ra quả từ tháng 8 đến tháng 10.
Củ tam thất: chính là rễ của cây tam thất. Cây càng lâu năm thì phần rễ này càng lớn, phình lên nên được gọi là củ. Tùy theo khí hậu và đất đai mà củ tam thất có các màu khác nhau. Củ tam thất có 5 màu tất cả.
Thành phần dược tính của cây tam thất
Tâm thất có rất nhiều thành phần mà chủ yếu nhất phải kể đến saponin chiếm khoảng 4.42%-12%. Saponin tập trung nhiều nhất ở phần nụ hoa và rễ củ;
- Ginsenosid: Rb1, Rb2, Rb3, Rc, Rd, Re…
- Glucoginsenosid Rf
- Notoginsenosid: R1, R2, R3, R4, R6
- Sanchinosid B1
- Các axit amin và axit hữu cơ
- Các nguyên tố vi lượng, muối vô cơ và tinh dầu.
Công dụng của cây tam thất
Rễ và củ của cây tam thất ứng dụng rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh cũng như nâng cao sức khỏe cho con người, trong đó phải kể đến
- Tăng cường, nâng cao sức khỏe. Tăng ham muốn trong tình dục.
- Cải thiện chức năng tim, tăng khả năng tuần hoàn máu. Giảm cơn đau thắt ngực, điều hòa huyết áp, giảm xơ vữa mạch
- Có tác dụng cầm máu, giảm đau. Gây hưng phấn thần kinh, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng
- Giúp tăng cường sức khỏe cho người ốm lâu ngày, người lao động mất sức, người bị suy nhược;
- Có tác dụng tiêu máu, chống trầm cảm. Hỗ trợ điều trị ung thư. Giúp đề kháng các loại vi khuẩn gây bệnh và virus
- Chữa chứng đi ngoài ra máu. Chữa chứng băng huyết, rong kinh ở phụ nữ. Chữa chứng đau bụng. Xuất huyết, đau do sưng tấy.
Tuy rằng cây tâm thất có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ, điều trị một số loại bệnh. Nhưng tam thất cũng không phải thần dược trị bách bệnh. Mỗi một loại bệnh cần được phát hiện, lên phác đồ điều trị bởi đội ngũ y tế và có các loại thuốc đặc trị. Các bạn không nên tự ý sử dụng hoặc sử dụng liều lượng lớn. Cần được hướng dẫn, tư vấn thêm của bác sĩ để biết liều lượng, cách sử dụng thích hợp cho từng loại bệnh, từng cá thể.
Phân biệt các loại cây tam thất
Vì công dụng rất lớn của cây tam thất mà hiện nay rất nhiều người ưa chuộng loại thuốc này. Trên thị trường hiện nay có vô số nơi bán cây tam thất làm thuốc nhưng các bạn cần biết cách phân biệt các loại tam thất để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Có 3 loại tam thất gồm tam thất hoang hay còn gọi là tam thất rừng, tam thất nam và tam thất bắc.
-
Tam thất rừng
Còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như sâm vũ diệp, vũ điệp tam thất, hoàng liên thất. Cây tam thất rừng thường mọc ở nơi mát mẻ, độ ẩm cao như vùng núi, ven suối hoặc trong các hốc đá. Cây tam thất rừng có một số đặc điểm như sau:
Lá có hình lông chim, có lông hoặc không có lông. Vỏ có màu trắng vàng. Củ có hình trứng hoặc hình thuôn. Lõi có 5 màu: trắng, xám, đỏ, xanh, vàng
Trong đó, tam thất ruột vàng thì lá dài có lông, tam thất ruột trắng và xám lá dài không lông. Tam thất ruột đỏ có lá tròn, không lông. Còn tam thất ruột xanh rất hiếm gặp, muốn nhận biết cần cắt củ ra để xem lõi.
-
Tam thất nam
Còn được gọi là tam thất gừng, khi nếm có vị cay nhẹ, đắng nhẹ
Lá to, có rìa răng cưa và mọc xếp chồng lên nhau. Có rễ và thân khá lớn, chắc chắn. Hoa có màu tím nhạt và không có trái.
Củ tam thất nam có giá trị thấp nhất trong các loại tam thất. Củ tam thất nam thường dùng kết hợp với các loại thuốc đông y khác để chữa cảm, dạ dày. Còn hoa thì không có giá trị sử dụng.
-
Tam thất bắc
Còn được gọi là nhân sâm tam thất, điền thất
Cây có thân nhỏ, không có lông. Củ có hình thoi, nhiều mấu cứng, cho thu hoạch từ năm thứ 3 trở đi. Hoa màu xanh đậm, cuống nhỏ.
Tam thất bắc có giá trị sử dụng rất cao nên giá trị lớn. Cây có củ càng lớn, càng nặng thì giá trị càng cao. Tương tự như củ thì hoa của tam thất bắc cũng rất được người tiêu dùng săn đón.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây tam thất
- Điều hòa, chữa chứng đau bụng kinh: Nghiền 5g bột tam thất rồi uống 1 ngày 1 lần với nước ấm. Không nên dùng bột tam thất vào trong kỳ kinh vì tính tuần hoàn máu gây khả năng rong kinh. Nên sử dụng tam thất vào trước thời kỳ xảy ra kinh nguyệt.
- Giảm chứng đau ngực, khó thở: Dùng 4g bột tam thất uống 1 ngày 1 lần với nước ấm. Bệnh nhân cần kiên trì sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng mới thấy được tác dụng.
- Cải thiện bệnh mạch vành: 20g tam thất, 20g đan sâm sắc lấy nước cốt uống ngày 3 lần cho đến khi thấy tình trạng bệnh được cải thiện. Ngoài sắc thuốc, có thể dùng kết hợp 2 loại thuốc này kèm các món ăn để đỡ gây nhàm chán như cháo, súp, canh…
- Chữa đau thắt tim: 3g bột tâm thất uống cùng nước ấm 3 lần / ngày
- Giảm bầm tím, tụ máu do va chạm: Nghiền 2-3g bột tam thất. Uống 1 ngày 3 lần bằng nước ấm
- Chữa đau thắt lưng: 2g bột tam thất, 2g bột hồng nhân sâm. Uống 1 ngày 2 lần bằng nước ấm.
- Chữa bạch cầu cấp: 20g đương quy, 20g xuyên khung, 17g xích thược, 8g hồng hoa, 6g tam thất. Cho vào ấm sắc lấy nước cốt uống ấm 1 ngày 2 lần.
- Chữa rong kinh: 1g tam thất, 1g nhỏ chảo gang, 5g cỏ mực, 1g muồng. Cho vào ấm sắc lấy nước cốt uống ấm 1 ngày 2 lần.
- Chữa chứng suy nhược: 12g tam thất, 40g sâm bố chính, 40g ích mẫu, 20g kê huyết đằng, 12g hương phụ. Tán thành bột. Mỗi ngày lấy 30g cho vào ấm sắc lấy nước cốt uống ấm 1 ngày 3 lần.
- Cải thiện chứng bầm tím da: 2g bột tam thất uống với nước ấm ngày 3 lần.
Các món ăn từ cây tam thất giúp bồi bổ sức khỏe
Các món ăn sử dụng cây tam thất giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện thần kinh
Tim heo hầm tam thất: Tim heo, tam thất bắc, hạt sen, đương quy
Dùng 1 quả tim heo rửa sạch, thái mỏng. Bỏ tam thất thái lát, tim heo, hạt sen, đương quy vào nồi. Nêm nếm vừa ăn. Chưng 30 phút rồi dùng nóng.
Gà ác tần tam thất: Gà ác, tam thất bắc, đương quy, kỷ tử, táo đỏ, ngải cứu. Mổ moi gà và làm sạch. Đem tam thất bắc, đương quy, kỷ tử, táo đỏ nhét vào bụng gà rồi hầm trong vòng 2 tiếng. Bỏ ngải cứu vào đun thêm 10 phút rồi tắt bếp ăn khi còn nóng.
Cháo thịt bò tam thất: Thịt bò, tam thất, hành hoa. Rang gạo vàng rồi nấu cháo cho nhuyễn. Băm thịt bò rồi phi thơm hành, đảo xơ. Trút lại thịt bò vào cháo rồi nêm nếm gia vị. Rắc hành hoa, tiêu rồi dùng.
Canh cá chép tam thất: Cá chép, tam thất bắc, hành, nghệ, cải chua. Cá làm sạch rồi ướp cùng bột nghệ, bột tam thất, gia vị khoảng 20 phút. Phi thơm dầu rồi cho cải chua vào xào, thêm nước đun sôi. Nước sôi thả cá vào. Chờ cá chín thì nếm lại rồi rải hành, tiêu, thêm ớt rồi dùng với cơm nóng.
Chân giò hầm tam thất: Giò heo, tam thất, củ sen. Chặt nhỏ chân giò rồi chần sơ với nước sôi cho sạch. Bỏ giò heo vào nồi hầm cùng tam thất, củ sen trong 2 tiếng rồi lấy nước cho phụ nữ sau sinh, người mưới ốm dậy dùng nóng.
Trứng gà tam thất: Trứng gà, tam thất, bột ngó sen. Trộn đều trứng gà, bột tam thất và bột ngó sen. Thêm chút muối, đường rồi hấp cách thủy 20 phút.
Cách chế biến cây tam thất
Dùng trực tiếp: Dùng rễ tam thất giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng bị ứ máu, bầm tím.
Dùng sống: Rễ tâm thất được đem đi làm sạch rồi phơi khô. Sau đó thái nhỏ hoặc nghiền ra để sử dụng.
Dùng chín: Rễ tâm thất được đem đi làm sạch rồi ủ rượu hoặc sao với dầu rồi đem nghiền bột.
Các lưu ý khi sử dụng
Tam thất có rất nhiều tác dụng nhưng một số trường hợp thì không nên sử dụng như:
- Khi đang bị cảm: gây nóng người
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt: gây rong huyết
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: cần hỏi ý kiến bác sĩ
- Trẻ em khi sử dụng cần ý kiến bác sĩ
- Những người dễ bị dị ứng: Cần sử dụng một lượng thật nhỏ hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh trường hợp dị ứng với các thành phần trong tam thất.
Cây tam thất mang lại cho con người rất nhiều lợi ích nhưng chúng ta không nên lạm dụng nó. Việc dùng sai mục đích, sai liều lượng không những không mang lại hiệu quả mà còn gây hại cho cơ thể. Một lần nữa, Blog Kiến thức xin nhắc lại những ai đang có ý định sử dụng tam thất để chữa bệnh thì nên tham khảo ý kiến của các y bác sĩ.