Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là trần được tạo nên bởi những tấm có chất liệu bằng thạch cao. Hệ thống trần thạch cao này được cố định bởi bộ khung vững chắc và trần nhà nguyên thủy. Đây là loại trần làm gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian căn phòng, được gọi với cái tên quen thuộc là “lớp trần thứ hai”.
Cấu tạo của trần thạch cao
Cấu tạo của trần thạch cao bao gồm 3 bộ phận sau:
Bộ khung trụ: Đây là khung xương dùng để tạo hình sơ bộ của trần, có tác dụng chính là để treo các tấm thạch cao. Bộ phận này giúp phần tăng tính chịu lực, gia thêm độ cứng và kéo dài tuổi thọ của trần nhà.
Tấm trần thạch cao: Những tấm thạch cao được kết nối với bộ khung bằng vít chuyên dụng, từ đó giúp trần nhà tạo ra được khối mặt phẳng đẹp mắt.
Lớp sơn bả: Để gia tăng độ nhẵn mịn, đều màu cho trần, lớp sơn bả được sử dụng giúp tạo tính thẩm mỹ cho trần nhà
Ưu điểm – nhược điểm khi làm trần thạch cao
Ưu điểm:
- Tăng độ sáng sủa, tạo ra không gian trang trọng cho ngôi nhà, trần thạch cao có đa dạng mẫu hoa văn đẹp mắt không kém gì trần đúc.
- Loại trần giả này có cấu tạo đơn giản khiến việc thi công rất dễ, thích hợp với mọi diện tích.
- Chi phí lắp đặt, sửa chữa, bảo hành của trần thạch cao khá rẻ, thời gian hoàn thành nhanh chóng.
- Sự cố định, độ chắc chắn của trần thạch cao mang tính đảm bảo cao, bởi có hệ khung xương chống đỡ, ghim chặt vào trần chìm.
- Khi trần nhà được khóa lớp áo mới là trần thạch cao, căn phòng như được nâng cấp về độ bền, khả năng cách âm, chống phản xạ, chống nóng, chống cháy lan hiệu quả.
Nhược điểm:
- Khả năng chống ẩm của trần thạch cao thấp, bởi thế gia chủ có ý định lắp trần thạch cao cần xây dựng trần gốc có độ chống nước tốt ngay từ đầu. Từ đó, giúp tuổi thọ của trần thạch cao được kéo dài và lâu bền, đẹp mắt hơn.
- Với những ngôi nhà được làm từ mái tôn, khi làm trần thạch cao dễ gây ra hiện tượng nứt tại các mối nối. Việc lắp đặt trần thạch cao lúc này phải do đội thi công chuyên nghiệp, tay nghề cao mới thực hiện được. Hãy cân nhắc khi chọn đơn vị thi công trần nhà giá rẻ để tránh những hậu quả không hay cho ngôi nhà.
Liệu rằng có nên làm trần thạch cao hay không?
Nếu quy trình thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật, tạo độ chăn chắn cho các mối nối thì trần thạch cao có tuổi thọ lâu. Hơn nữa, những ngôi nhà ở khu vực ít chịu thiên tai của thời tiết thì khả năng phải bảo hành trần nhà gần như là không có. Chính điểm nổi bật là mang tính thẩm mỹ, tạo không gian căn phòng trở nên ấn tượng, hiện đại, sang trọng của trần thạch cao khiến nhiều người rất cân nhắc.
Đông đảo chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đều khuyến khích nên làm trần nhà thạch cao. Tuy nhiên, để vừa đảm bảo về sự bắt mắt, độ an toàn của trần thì gia chủ hãy tìm hiểu kỹ và chọn lựa đơn vị thi công uy tín, kinh nghiệm lâu năm.
Bên cạnh đó, các gia chủ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của người xung quanh khu vực đó. Cũng như hỏi người quen trong ngành xây dựng để có được quyết định làm trần kiểu gì cho phù hợp nhất.
Vách thạch cao là gì? Ưu, nhược điểm
Vách thạch cao thường được dùng với những căn phòng có diện tích rộng, gia chủ có ý định ngăn thành các phòng nhỏ mà không muốn xây tường xi măng. Vạch thạch cao rất dễ lắp đặt bởi nó được cấu tạo đơn giản gồm khung sườn, các tấm thạch cao lắp lại và phủ lớp bả, sơn. Vật liệu làm nên các bộ phận vách thạch cao cũng rất dễ kiếm tìm, cụ thể là:
- Khung sườn (khung xương): Bộ phận này có tác dụng chịu lực bên trong , thường được làm từ kim loại để tạo nên kết cấu vách vững chắc và dễ bắt vít lên sàn, trần nhà.
- Tấm thạch cao: Những tấm thạch cao giúp tạo bề mặt phẳng cho vách ngăn, các tấm được nối với khung bởi vịt chuyên dụng và các vật tư phụ.
- Lớp bả, sơn: Đây chính là lớp áo làm nên diện mạo vách ngăn trở nên đẹp mắt, nhẵn mịn hơn.
Ưu điểm của vách thạch cao
- Trọng lượng của vách thạch cao nhẹ, thời gian lắp đặt nhanh chóng, chi phí rẻ. Từ đó thuận tiện cho việc xử lý như lắp đặt thêm, di chuyển hay tháo dỡ vách ngăn.
- Mẫu mã vách thạch cao rất phong phú, dễ dàng kết hợp với các đồ nội thất trong phòng để gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
- Vật liệu không có chứa các chất độc hại, đảm bảo độ an toàn với sức khỏe con người, tạo sự thân thiện với môi trường.
- Nếu không phải chịu tác động lực mạnh, thì vách ngăn thạch cao khá bền, có thể sử dụng lên đến năm.
Nhược điểm của vách thạch cao
- Vách thạch cao không phù hợp với ngôi nhà dễ bị ngập nước bởi nó dễ bị ố vàng và thấm nước. Điều này sẽ tạo nên mỹ quan không đẹp cho vách ngăn và cả căn phòng.
- Do cấu tạo rỗng bên trong nên vách thạch cao không chịu được trọng tải nặng, mức độ lực tác động thấp.
- Sử dụng thời gian dài hay khi bị tác động bởi nhiệt độ cao, vách thạch cao có thể bị co lại, gây nên các vết nứt vỡ, khi đó cần phải xử lý kịp thời.
La phông thạch cao là gì?
La phông là phần trang trí cho trần nhà, giúp che những khuyết điểm của trần gốc như chỗ lồi chỗ lõm, bị lộ xà, dầm. Việc lắp la phông thạch cao cho trần nhà giúp trần nhà bớt đơn điệu, không bị cứng nhắc, không gian trần nhà trở nên bắt mắt, mềm mại hơn.
Một số ưu điểm nổi trội là la phông thạch cao kể đến như: Trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt, mẫu mã, hoa văn đa dạng, khả năng cách âm tốt, chống nhiệt chống nóng hiệu quả. Đồng thời tính năng chống cháy lan của la phông thạch cao rất tốt trong trường hợp không may hỏa hoạn.
Bên cạnh đó, thạch cao có ưu điểm là chất liệu không chất độc hại, thân thiện với môi trường, được coi là “vật liệu xanh” khi xây dựng. Chính vì thế, là phông thạch cao trở nên là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người trong những năm gần đây.
Thi công trần thạch cao gồm những gì?
Hiện nay có 2 loại trần thạch cao thông dụng, đó là trần chìm và trần thả.
Hướng dẫn quy trình thi công trần thạch cao chìm:
- Bước 1: Sử dụng máy cân cốt mặt phẳng laser để xác định kích thước cốt trần thạch cao, thường là N + 10 mm. Sau đó, người thi công đóng V góc vào tường và vách.
- Bước 2: Xác định số thanh chính cần dùng cho trần nhà, người thi công sẽ tính tổng khoảng cách chiều dài/chiều rộng chia cho số nguyên là ra. Với quy cách thông thường của xương chính là 80cm, áp tường 60cm.
- Bước 3: Tính toán khoảng cách đặt nở đạn, take để từ đó đánh dấu vị trí treo ty
- Bước 4: Liệt kết Ty treo, ty ren vào Take, đạn nổ, nở đạn bằng cách sử dụng tender hoặc treo trực tiếp vào thanh chính. Tuy nhiên việc treo trực tiếp vào thanh chính yêu cầu người thi công có tay nghề kinh nghiệm cao.
- Bước 5: Dùng khóa liên kết, vít tự khoan để gắn thanh chính lên ty treo chịu lực và thanh phụ lên thanh chính. Hoặc người thi công có thể gắn trực tiếp u gai vào thanh xương cá chịu lực thay vì dùng khóa, vít.
- Bước 6: Điều chỉnh cốt trần có độ phẳng tầm 99% rồi cố định thanh xương phụ với V góc viền tường.
- Bước 7: Khi khung xương được định sẵn các mối nồi xen kẽ nhau là lúc bắn tấm thạch cao.
- Bước 8: Xử lý lại các mối nối bằng băng keo lưới, bột xử lý mối nối chuyên dụng.
Hướng dẫn quy trình thi công trần thạch cao thả:
- Bước 1: Đầu tiên là xác định vị trí, độ cao để lên khung xương, cùng với đó là định vị ty treo thanh chính và V sơn viền tường.
- Bước 2: Kế tiếp là lắp đặt khung xương chính, khung xương phụ, được liên kết với nhau bằng mắt cát.
- Bước 3: Cắt bỏ đầu ngàm T 1.2m rồi kê lên V sơn viền tường tạo thành hàng đầu tiên.
- Bước 4: Căn và điều chỉnh khung xương vuông góc với nhau, đồng thời cân cho cốt trần phẳng. Trường hợp trần nhà bị cong, lồi lõm thất thường, thì cần cắt bỏ/thêm vào sao cho thanh xương có thể thằng hàng khoảng 99%.
- Bước 5: Cuối cùng là thả tấm thạch cao lên khung xương được định sẵn trên trần nhà.
Báo giá trần thạch cao khi thi công hoàn thành
Giá thi công trần thạch cao được tính dựa trên tổng của phần giá thi công trần thô và giá sơn bả, với giá thi công trần thô là:
- Giá thi công trần phẳng dao động từ 145.000 – 235.000 đồng/m2
- Giá thi công trần giật cấp dao động từ 150.000 – 240.000 đồng/m2
- Giá thi công trần thả dao động từ 140.000đ – 160.000 đồng/m2
Còn về sơn bả cho trần thạch cao được thực hiện với bả matit 2 lớp, sơn lót 1 lớp và sơn phủ 2 lớp. Với trần nhà có độ cao 3,3m, sẽ có giá sơn như sau:
- Sơn Jotun: 50.000 đồng/m2
- Sơn Maxilite: 50.000 đồng/m2
- Sơn ICI Dulux: 60.000 đồng/m2
Mẫu trần thạch cao đẹp
Đa phần khi lựa chọn làm mẫu trần thạch cao, gia chủ thường chọn loại trần thả hoặc giật cấp. Gia chủ có thể tham khảo một số mẫu thạch cao dưới đây để chọn ra lựa chọn trần thạch cao ưng ý cho căn nhà của mình.
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp
Mê mẩn với những mẫu trần thạch cao phòng khách đầy sang trọng, tinh tế, hiện đại. Sự kết hợp cân bằng giữa mắt trâu thiết kế chìm tạo ra ánh sáng nhiều cấp độ khiến cho căn phòng linh động thay đổi không gian theo nhiều phong cách.
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ
Khi làm trần thạch cao cho phòng phủ, mẫu tối giản luôn có đủ ánh sáng là điều gia chủ thường hay quan tâm. Tuy nhiên, hãy nhìn vào những mẫu trần dưới đây để bạn cân nhắc xem có cần cách điệu trần cho phòng ngủ như thế nào.
Trên đây là những thông tin về trần thạch cao cũng như các mẫu trần thạch cao đang được ưa chuộng nhất hiẹn nay mà Blog Kiến Thức xin gửi tới bạn!