Nhà rông là gì?
Nhà rông (tên tiếng anh là The communal house) là kiểu nhà sàn dùng làm không gian tụ họp, tổ chức lễ hội của dân làng. Có thể coi đây là ngôi nhà chung sinh hoạt cộng đồng, chỉ xuất hiện ở trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Nhà rông là nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Bana, Ê Đê, Gia Rai, Xơ Đăng,… thuộc hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Là sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc ta, nhà rông được người dân tộc lưu truyền từ nhiều đời thế hệ. Qua thời gian, tuy có vài điểm bị mai một nhưng về cơ bản ngôi nhà này vẫn giữ lại nét đẹp đặc trưng.
Đặc điểm của nhà rông
Thể hiện là linh hồn của bản làng, nhà rông luôn chiếm giữ vị trí trung tâm. Tùy vào mỗi dân tộc, nhà rông sẽ có kiến trúc, kiểu trang trí khác nhau, làm nên không gian thiêng liêng và ẩn chứa sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, ngôi nhà Tây Nguyên này vẫn có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
- Kích thước nhà khá đồ sộ với chiều dài tầm 10m, chiều rộng hơn 4m và chiều cao khoảng 15 – 16m.
- Nóc nhà được lợp bằng lá cỏ tranh khô vàng, ở chỏm đầu mái được gắn một đôi sừng. Sự mạnh mẽ của ngôi nhà được thể hiện qua mái nhà hình lưỡi rìu hướng lên bầu trời.
- Khung nhà thường được dựng từ những cột gỗ to hoặc từ gỗ cây đại thụ thẳng và chắc.
- Những tấm đan tre lồ ô, nứa hay cây giang ghép vào tạo nên sàn nhà rông.
- Các hoa văn, họa tiết trang trí trên vách nhà sử dụng trên hai màu chủ đạo là xanh và đỏ. Cùng với đó là cặp sừng trâu, cây cột được chạm khắc tinh xảo thành hình sao tám cánh, chim, người, hình thôi,…
Kiến trúc nhà rông
Mái nhà gồm 2 mái chính, 2 mái phụ, khung mái được dựng thành hình tam giác cân và nhỏ. Rường mái sử dụng những loại cây bằng lăng, cây trứng gà, hoặc lồ ô già đanh bởi nó có độ dẻo dai cao.
Khung nhà thiết kế 8 cột to bằng gỗ đại thụ quý để tạo sự kiến cố, chịu lực vững chắc. Giữa ngôi nhà có một hàng lan can chạy dọc để làm chỗ dựa khi tổ chức lễ hội, tụ họp. Ở hai đầu sàn nhà đặt 2 bếp để sửa ấm vào những ngày gió rét và tiện cho việc tổ chức lễ hội.
Để nâng đỡ toàn bộ sàn và mái nhà, phần chân đế thường trụ bởi 10 đến 14 cột. Trong đó có 2 đến 6 cột phụ và 8 cột chính được liên kết với nhau theo kiểu cột vì kèo.
Cầu thang được thiết kế khoảng 7 – 9 bậc, trên đầu cầu thang sẽ được trang trí theo văn hóa của mỗi dân tộc. Người Gia Rai sẽ treo hình quả bầu, người Ba Na tạo hình ngọn cây rau dớn. Còn người Xơ Đăng là hình mũi thuyền hay núm chiêng, cũng có nơi lại tạo hình ngực thiếu nữ,…
Chức năng nhà rông
Được ví như nhà văn hóa cộng đồng của dân tộc Kinh, nhà rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của bản làng. Đây còn là nơi tiếp khách, tổ chức các buổi họp làng phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp. Đồng thời, các lễ hội, buổi truyền nghi thức giá trị văn hóa truyền thống cũng được diễn ra tại nhà rông. Ngoài ra, ngôi nhà này là không gian lưu giữ các hiện vật truyền thống như trống, cồng, chiêng, vũ khí săn bắt,…
Vật liệu sử dụng khi xây dựng nhà rông
Vật liệu xây dựng nên nhà rông không phải từ sắt thép mà từ chính núi rừng ban tặng. Điển hình như gỗ, tre, cỏ tranh, lồ ô,… các chỗ nối cần liên kết được chặt đẽo tỉ mỉ dùng mây, lạt tre để buộc.
Nhà rông ở tây nguyên
Nhà rông Tây Nguyên tụ hội đủ từ linh hồn thiêng liêng, tính đoàn kết, sự trí tuệ và khả năng ứng biến tài hoa của cả bản làng. Đây là công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc nơi đây.
Kiến trúc nhà rông tây nguyên
Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên được làm nên bởi các nghệ nhân được trao quyền trong dòng tộc thực hiện. Cách ước lượng, tỷ lệ kích thước vật liệu, kỹ thuật xây dựng được làm hoàn toàn bằng thủ công nhưng đem lại tính khoa học, chính xác cao. Ví dụ như cách tạo hình elip cho mái nhà để cản gió, hạ nhiệt làm mát không gian bên trong ngôi nhà. Hay tỷ lệ tối ưu giữa chiều cao, chiều dài, chiều rộng của khung nhà, phần chân tạo nên sự thanh thoát, vững chãi.
Đặc điểm kiến trúc của ngôi nhà Tây Nguyên này bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật, dựa trên các vật liệu từ quen thuộc của mẹ thiên nhiên. Thoát nhìn các chi tiết xây dựng có vẻ mộc mạc, tô sơ nhưng tạo nên một tổng thể hài hòa chứa đầy sự tinh tế.
Ngoài các cột chính, dầm đỡ sàn được đục khoét với nhau, hầu hết các phần khác được kết nối bằng thành giằng. Sự liên kết này rất khéo léo, cẩn thận, mang tính cân xứng để loại bỏ gió lệch về một hướng.
Hình ảnh nhà rông tây nguyên
Hình dáng của nhà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, địa hình và tài năng của từng bản làng. Bên cạnh đó, nó còn gắn liền với các câu chuyện huyền thoại và văn hóa tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Dù là lớn hay nhỏ, nhà rông luôn toát lên niềm kiêu hãnh, sự uy nghi, sừng sững giữa núi rừng Tây Nguyên.
Mô hình nhà rông Tây Nguyên
Để lan tỏa nét đặc sắc độc đáo của dân làng Tây Nguyên, những mô hình nhà rông được ra đời làm thành món quà lưu niệm hay làm vật trưng bày trong nhà. Rất nhiều ý tưởng được gửi gắm trong những mô hình nhà rông này, nó toát lên tình yêu dân tộc vô cùng thiêng liêng.
Mẫu nhà rông dân tộc đẹp
Là biểu tượng của đại ngàn, nhà rông được các dân tộc rất chăm chút, dồn hết tâm huyết vào trong ngôi nhà chung của buôn làng. Cùng khám phá những kiểu nhà rông của từng bộ phận dân tộc Tây Nguyên trong những hình ảnh dưới đây.
Nhà rông của người Bana
Theo truyền thống của người Bana, mỗi buôn làng sẽ có 1 nhà rông thể hiện sức mạnh và sự giàu có. Những vật liệu làm nên ngôi nhà này cũng người Bana được chọn lựa cẩn thận, thường là tìm các gỗ quý trong rừng như lim, gụ,…
Quan niệm của dân tộc Bana, nhà rông là nơi giữ các vật linh thiêng nên chỉ có đàn ông, con trai mới được phép ngủ ở đây. Trong đời sống của đồng bào Bana, nhà rông chính là bộ mặt, niềm kiêu hãnh và sức mạnh đoàn kết của cả bản làng.
Nhà rông của người Ê đê
Dân tộc Ê đê không có nhà rông giống như các đồng bào dân tộc khác ở Tây Nguyên mà chỉ có nhà dài. Đặc điểm của nhà dài là rất dài, bởi đây là nơi ở của cả một một dòng họ. Ngôi nhà này sẽ được nối dài thêm khi có một người con gái trong gia đình đi lập gia thất, bởi người Ê đê theo chế độ mẫu hệ.
Vật liệt làm nên nhà dài của người Ê đê cũng từ chính núi rừng: gỗ, tre, nứa lợp mái tranh,… Đặc trưng của nhà dài Ê đê là ở cầu thanh, cột sàn và cách trang trí không gian bên trong. Do tập quán khi đi ngủ nằm quay đầu về hướng Đông, chân về hướng Tây nên nhà dài sẽ theo hướng Bắc Nam.
Cách làm nhà rông
Không ai có thể biết được cách làm nhà rông ngoài những trưởng làng và người làng nghề trong dân tộc đó. Ngôi nhà chung này vốn là nơi có ý nghĩa rất lớn về tinh thần, là biểu tượng quyền lực của cả buôn làng. Nên người ngoài hay du khách chỉ được dịp ghé thăm chứ không thể biết kỹ về cách làm nên ngôi nhà đó.
Đến cả những người kiến trúc nổi tiếng trong nước và nước ngoài rất quan tâm đến kết cấu, cách thiết kế của nó. Tuy nhiên, họ chỉ có thể mô phỏng hay ứng dụng ở bản thể có độ giống 40 – 50% so với nhà gốc.
Hình ảnh nhà rông ( 10 hình ảnh )
Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh nhà rông của người dân Tây Nguyên:
Ứng dụng nhà rông trong cuộc sống hiện đại
Bởi sự ấn tượng mạnh về kiến trúc độc đáo, rất nhiều người đã ứng dụng nhà rông vào farmstay. Cảm nhận bằng mắt về ngôi nhà này, du khách sẽ rất hào hứng và muốn tận hưởng những phút giây thư giãn tại nơi đây. Để không bị mai một văn hóa cổ truyền của người dân Tây Nguyên, kết hợp cùng sự phát triển xã hội hiện nay, farmstay trở thành con đường quảng bá hình ảnh nhà rông tuyệt vời. Nó làm gợi nhắc trong tiềm thức người dân Việt và cho thấy nét đẹp đặc trưng của ngôi nhà mang lại.
Lời kết
Nhà rông là nét văn hóa tiêu biểu của người dân Tây Nguyên nói chung và từng bộ phận dân tộc nói riêng. Đây được coi là kiến trúc đặc sắc mà thế hệ chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó. Bài viết này của Blog Kiến Thức sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về nhà rông nhằm cho người đọc biết thêm các giá trị văn hóa mà dân tộc ta lưu giữ suốt bao đời nay.