Đặc điểm của cây tre
Tre là loài cây thuộc nhóm thực vật thân xanh có dáng trụ dài với phần lõi rỗng. Trên thân cây tre có chứa nhiều mấu tre để mọc lá hoặc cành non. Cây tre là loài cây mọc thẳng dạng cột to đều chứ không thon dài và thuôn nhỏ dần về đầu như những loài cây khác.
Đặc điểm thân cây
Thân tre mọc thành từng cụm có dạng hợp trục và được chia thành hai phần là cổ thân ngầm và thân. Phần thân ngầm của cây tre mọc tản và bò lan trong đất. Còn phần thân tre mọc trên mặt đất thường có chiều cao từ 1 -20 m với đường kính ống tre khoảng từ 1 – 25 cm. Các ống thân tre thường có dạng là các hình trụ tròn.
Đặc điểm của lá tre
Lá của cây tre thường có dạng thon dài và không có lông tơ. Phần lá chia thành bẹ lá và phiến lá. Bẹ lá tre thường thon dài và có hình lòng máng gắn vào cành thông qua phần cuống dài vài mm. Phiến lá của cây tre thường có từ 3 – 5 đôi gân lá song song.
Đặc điểm của rễ tre
Tre thuộc họ thực vật có rễ chùm và mọc ra từ phần thân ngầm của cây. Phần rễ giúp cây hút chất dinh dưỡng nên số lượng rễ cây sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng nơi trồng. Vào kích thước và tuổi của thân sinh khí (bộ phận tập trung nhiều rễ tre).
Phần rễ sinh khí có chiều dài khoảng 70cm khi mọc ở đốt thân ngầm. Khi thân sinh khí của cây tre trên 6 năm tuổi thì số lượng rễ tre và lông hút của nó cũng giảm đi. Phần rễ cây khá bền chặt và vững chắc nên giúp cây có thể đứng vững trước giông bão.
Đặc điểm của hoa tre
Hoa tre được hình thành khi cây đạt tuổi trường thành. Phần hoa của cây được kết thành như bông lúa màu vàng nhạt và mang bao phấn màu vàng tươi. Hoa khi tàn sẽ kết thành quả có kích thước bằng hạt thóc lên dễ phát tán.
Nguồn gốc của tre Việt Nam
Chưa có một thông tin chính thức nào giải thích cụ thể về nguồn gốc cũng như thời gian xuất hiện của cây tre tại Việt Nam. Tuy nhiên, thông qua các câu truyện dân gian có thể thấy cây tre Việt Nam đã có từ ngàn đời và trải qua rất nhiều thế hệ gắn bó.
Loài thực vật này rất dễ sinh trưởng và phát triển nhanh ngay cả trong môi trường khắc nghiệt nghèo chất dinh dưỡng. Tại nước ta, tre là loại cây lâm sản đứng sau gỗ và xuất hiện hầu khắp trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Cây tre được phân bố ở đâu?
Cây tre được phân bổ chủ yếu tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới với 1000 loài khác nhau. Chủ yếu tại các vùng thuộc châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan…Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có đến 14 triệu ha diện tích tre.
Trong đó, số lượng tre mọc riêng lẻ chiếm đến 2/5. Trong khi số lượng tre mọc cụm chiếm 3/5 trên tổng số diện tích. Một số thông tin phân bổ có thể kể đến như sau:
- Tại Trung Quốc có đến 500 loài tre khác nhau chiếm 7000 ha diện tích đất mọc.
- Tại Việt Nam tre có 92 mẫu khác nhau chiếm 230 ha diện tích đất mọc.
- Tại Nhật Bản có 230 mẫu tre khác nhau chiếm 88, 2 diện tích đất mọc.
- Tại Thái Lan có hơn 50 loài tre khác nhau chiếm khoảng 1000 diện tích đất.
Công dụng của cây tre
Cây tre Việt Nam xuất hiện không chỉ đem lại các giá trị về kinh tế mà còn đem lại những giá trị tinh thần vô cùng to lớn với con người. Tùy từng loại tre và mục đích sử dụng mà giống cây này đem lại những lợi ích khác biệt.
Ẩm thực từ tre
Từ lâu măng tre đã được biết đến là một loại thực phẩm vô cùng thơm ngon và quen thuộc với người Việt. Tùy từng cách chế biến mà măng tre sẽ được biến hóa thành những món ăn hấp dẫn khác nhau. Không chỉ vậy, thân tre còn được sử dụng để tạo ra các món ăn mới như các món nướng, hấp…
Tre được dùng rất nhiều trong xây dựng
Là loài cây dễ sinh trưởng, phát triển và nhanh cho thu hoạch. Nên cũng giống như cây thân gỗ, tre là một loại vật liệu xây dựng được sử dụng khá phổ biến. Thân tre bền, dẻo dai và có sức chịu tải cao nên được sử dụng nhiều khi dựng nhà cửa, làm cầu, giàn giáo, hàng rào…
Cây tre được thu hoạch đúng lúc sẽ có lượng đường thấp. Nên hạn chế được tình trạng mối mọt và đảm bảo được sự cứng cáp, dẻo dai khi sử dụng.
Tre được sử dụng để chế tạo các sản phẩm trang trí và chất đốt
Tại một số địa phương cây tre thường được sử dụng để chế tạo thành các sản phẩm mỹ nghệ hoặc đồ dùng trong gia đình. Trong đó có thể kể đến như giường tre, bàn ghế từ tre, đũa, ống đựng…
Ngoài ra, tại Trung Quốc, bề mặt của thân tre còn được sử dụng để viết chữ, thư pháp…Hay sử dụng để làm vật dụng trang trí trong nhà. Bên cạnh các công dụng trên, tre còn được biết đến là một loại chất đốt được sử dụng rộng rãi tại các vùng quê của nước ta.
Các loại cây tre ở nước ta
Theo thống kê từ năm 2005 thì nước ta có hơn 92 loài tre khác nhau được tìm thấy trên khắp lãnh thổ. Theo nhận định từ các nghiên cứu cho thấy có đến 55 loại tre gai, trong đó có 31 loài chưa được đặt tên. Chi luồng có 21 loài và 16 loài chi le, chi vầu chiếm tổng số là 11 loài.
Một số loại tre phổ biến thường gặp có thể kể đến như: Vầu xanh, vầu ngọt, tre gai, tre bông, tre lạt…Ngoài ra một số loại tre khác cũng được trồng khá phổ biến như tre tàu, tầm vông…
Tuổi thọ của cây tre là bao lâu?
Cây tre thông thường thường có tuổi đời từ 13 – 15 năm hoặc có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào đặc tính từng loài. Loài thực vật này có khả năng sinh trưởng và tái sinh rất tốt nên việc nhân giống vô cùng dễ dàng.
Bên cạnh đặc tính của loài, tuổi thọ và khả năng phát triển của tre còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm khí hậu. Điều kiện sinh trưởng và thổ nhưỡng của nơi trồng. Bên cạnh đó là việc lựa chọn và khai thác hợp lý để cây tre có thể tái sinh, phục vụ nhu cầu sử dụng.
Cây tre có hoa không?
Nhiều người cho rằng tre là loài cây không có hoa. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bởi việc ra hoa cũng là một trong những hình thức giúp cây tre tái thiết quần thể. Tuy nhiên, hoa tre không được xem là cách tái sinh sản của loài thực vật này.
Tre ra hoa là một hiện tượng khá hiếm gặp ở giống cây này. Bởi theo nghiên cứu thì phải mất từ 60 – 120 năm cây tre mới có thể ra hoa. Nên thực tế để thấy được hoa tre con người sẽ phải chờ rất lâu để bắt gặp được khoảnh khắc này.
Trữ lượng tre ở nước ta
Dựa trên số liệu kiểm kê tài nguyên rừng của nước ta năm 1999, hiện tại cả nước đang có 1.489.068 ha diện tích tre mọc. Số lượng này chiếm đến 4,53 % diện tích rừng toàn quốc. Với tổng trữ lượng khoảng 8.400.767.000 cây.
Trong đó, rừng tre mọc tự nhiên là 1.415.552 ha, chiếm 14, 99% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng 8.304.693.000 cây. Rừng thuần là 789.221 ha, chiếm khoảng 8,36% diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng 5.863.091.000 cây. Rừng hỗn giao gỗ tre chiếm 626.331 ha, tương đương 6,63% diện tích rừng, trữ lượng 2.441.602.000 cây.
Rừng tre được canh tác bởi con người có trữ lượng khoảng 96 .074.000 cây chiếm 4,99% rừng tự nhiên. Tương ứng với diện tích đất canh tác là 73.516 ha. Có thể thấy rằng, so với tre mọc tự nhiên, trữ lượng tre trồng chỉ bằng 1,16 %.
Kỹ thuật trồng tre
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tre bao gồm các quy trình sau:
Chuẩn bị đất trồng tre
Để tre sinh trưởng tốt, bạn nên lựa chọn trồng tre trên vùng đất cao để tránh tình trạng ngập úng. Thực hiện cung cấp từ 10 -15 kg phân hữu cơ để giúp kích thích sự phát triển của rễ. Nên trồng tre với mật độ vừa phải từ 3m/cây.
Chọn giống và trồng tre
Khi nhân giống cây tre, người trồng nên chọn những cụm tre phát triển tốt, chưa ra hoa và không có bệnh. Người trồng có thể nhân giống tre bằng nhân giống phần gốc, thân ngầm, cành…Đặt cây tre với góc nghiêng 45 độ xuống hố trồng. Sau đó phủ đất, nén chặt và tưới đẫm nước.
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch tre
Tre phát triển tự nhiên, ít phải chăm sóc, tuy nhiên để nhanh cho thu hoạch bạn nên bón phân thúc cho cây tre 2 lần/năm. Quá trình bổ sung dinh dưỡng cho cây nên diễn ra trước khi tre ra măng 1 tháng và sau khi thu hoạch.
Bạn nên sử dụng từ 15 -25 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh. Trộn với 1 kg phân NPK để bón cho cây, giúp cây phục hồi nhanh hơn sau khai thác. Thực hiện đào rãnh nhỏ xung quanh bụi cách gốc 0,5 m. Sau đó thực hiện rải đều phân và lấp kín đất để rễ tre hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Hãy thường xuyên phát cành hoặc cây nhỏ để cho những cây to phát triển tốt hơn. Tre sau khi khai thác thì cần loại bỏ phần gốc tre để giúp đất thông thoáng. Đồng thời kích thích mọc măng non. Người trồng có thể thu hoạch măng tre sau 2 năm trồng và từ sau 2 -4 năm sẽ thu được phần thân cây.
Quy trình khai thác và bảo quản cây tre
Không nên khai thác cây tre một cách ồ ạt mà nên thực hiện khai thác đan xen. Để giúp những cây tre con có cơ hội phát triển tốt nhất. Với những cây trê đã khai thác, bạn nên ngâm tre trong nước từ 15 -20 ngày. Điều này giúp tre có độ bền cao và chống được mối mọt rất hiệu quả.
Cây tre chỉ mất từ 3 -5 năm để tự tái sinh sau khi khai thác. Do đó, đây là nguồn nguyên liệu bền vững cho mọi công trình.
>> Xem thêm: Cây trúc cảnh – Đặc điểm và ý nghĩa phong thủy cây trúc cảnh.
Hình ảnh cây tre Việt Nam
Cây tre có ý nghĩa gì trong đời sống con người?
Xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người từ ngàn đời. Cây tre là biểu tượng không thể thiếu trong các bài thơ, ca dao của người dân Việt.
Ý nghĩa của cây tre trong văn hóa dân gian
Cây tre là biểu tượng cho sự kiên cường, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại trong văn hóa dân gian. Đây cũng là loài cây đem lại sự may mắn và vững chắc theo quan niệm phong thủy. Giúp đem lại sự thịnh vượng, xua đuổi tà ma cho người trồng.
Tre gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Trải qua bao đời lịch sử dựng nước và giữ nước, tre cùng con người tham gia chống dịch ngoại xâm. Chế tạo vũ khí, tre bảo vệ làng, bảo vệ nước tạo thành các thành lũy kiên cố chống quân xâm lược.
Hình ảnh cây tre gắn liền trong văn học Việt Nam
Ý nghĩa của cây tre trong văn học
Có lẽ tre là loài cây được xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm văn học của nước ta. Từ thơ, ca dao đến các câu truyện cổ tích như Thánh Gióng… Hình ảnh cây tre Việt Nam ẩn dụ giúp người đọc hiểu rõ hơn về tâm quan trọng của loài cây này.
Cây tre trong các tác phẩm văn học được so sánh như hình ảnh con người Việt Nam. Với sự chân thành, mộc mạc, chăm chỉ và cần cù, nhưng cũng rất kiên cường và bất khuất.
Ý nghĩa trong đời sống
Cùng với gỗ và các nguyên liệu xây dựng khác, tre chính là nguồn nguyên vật liệu quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ làm vật liệu xây dựng mà các sản phẩm được làm từ cây tre còn được sử dụng để làm vật trang trí. Chế biến đồ ăn và làm chất đốt rất hữu ích.
Cây tre loài cây gắn liền và không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam. Qua bài viết này, Tre trúc Huy Hoàng mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loài cây này. Cũng như những công dụng và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.
Cùng cập nhật nhiều hơn các tin tức bổ ích tại Blog Kiến Thức!