Mái vòm là gì?
Mái vòm là bộ phận trên cùng của ngôi nhà, dùng để che chắn, được thiết kế theo dạng hình vòm uốn cong. Bộ khung của mái được làm từ inox, sắt hoặc thép, giúp đỡ mái và tạo sức chống đỡ chắc chắn. Phần mái được tạo nên bởi nhiều tấm dài uốn cong, thường chất liệu những tấm này là tôn, nhựa poly, vải bạt, sắt.
Một số công dụng nổi bật của mái vòm:
- Vật dụng che mưa, che nắng cho ngôi nhà: Chắn ánh nắng hắt vào bên trong, không gian mát mẻ, không bị oi bức, khó chịu. Còn nếu mưa sẽ khiến cho bên trong không bị ướt, bảo vệ cho con người, đồ vật bên trong không gian.
- Bảo vệ các loại đồ dùng, thiết bị: Mái vòm bãi đỗ xe mang lại bóng râm và bảo vệ phương tiện xe cộ. Giúp bảo vệ đồ đại, bàn ghế không bị hỏng hóc bởi thời tiết
- Tăng tính thẩm mỹ cho không gian: Sử dụng mái vòm trong sân vườn biệt thự, khu resort, quán cà phê đang ngày càng trở nên phổ biến. Chúng đóng vai trò thẩm mỹ bắt mắt, ấn tượng khi khách hàng ghé tới địa điểm đó.
Đặc điểm mái vòm
Kết cấu của mái vòm bao gồm 3 bộ phận chính sau:
- Tấm mái: Khi tạo mái vòm đây là bộ phận không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng. Tùy thuộc vào thiết kế , chất liệu loại tấm mái sẽ có độ uốn mái khác nhau.
- Các mối nối dọc mái: Hiện nay có loại keo dính nối chuyên dụng để nối các đầu mối của mái. Để tăng tính thẩm mỹ cho công trình, có thể sử dụng loại keo này thay vì dùng các mối hàn.
- Khung thanh đỡ: Có tác dụng chịu lực, nâng đỡ phần mái, vật liệu làm từ khung này thường được làm từ inox hoặc sắt để giảm chi phí thi công. Tuy nhiên, hai loại khung này chỉ nên sử dụng ở các khu vực ít chịu tác động từ thiên tai và có quy mô nhỏ.
Phân loại mái vòm?
Thông thường phân loại mái vòm theo chất liệu của các tấm mái, bao gồm những loại sau:
Mái vòm bằng tôn
Là lựa chọn ưu tiên, chiếm tỉ lệ cao khi xây dựng nhà ở, công trình. Bởi mái vòm tôn có thể uốn cong tạo hình dễ dàng và bắt mắt. Bên cạnh đó, việc thuận tiện trong việc lắp ráp và ghép nối giúp người thi công đỡ phải đòi hỏi kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, loại mái là có nhược điểm lớn là tạo ra tiếng ồn khi trời mưa to. Để giảm thiểu tiếng ồn, mái tôn lạnh là gợi ý phù hợp khi làm mái này. Khi lựa chọn mái che tầng thượng hoặc các công trình xây dựng, người chủ thầu thường chọn mái tôn.
Mái vòm nhựa giả kính và kính
Nhựa PC hoặc kính cường lực chính là chất liệu của loại vòm này. Bộ khung chắc chắn của này thường được làm từ thép không gỉ hoặc inox cao cấp. Ưu điểm của loại mái này là lau chùi thuận tiện, tháo dỡ, thay đổi cũng rất dễ dàng. Sự hấp thu nhiệt khá cao, sẽ khiến không gian trở nên nóng, bí bách là nhược điểm của loại mái vòm này.
Mái vòm bạt
Bộ khung của mái vòm bạt cũng thường làm từ thép tốt và inox cao cấp. Vải bạt phần vòm chính là điểm điểm khác biệt duy nhất. Loại mái này có mẫu mã, màu sắc rất đa dạng, đáp ứng được những yêu cầu về thẩm mỹ cao.
Hơn nữa, chất liệu vải bạt làm giảm tiếng ồn tốt, thoát nhiệt cao và hấp nhiệt không đáng kể. Công tác lắp đặt vòm bạt cũng dễ dàng hơn so với tôn, kính. Tuy nhiên, độ bền của loại vòm này không được đánh giá cao bằng 2 loại mái vòm trên.
Ưu nhược điểm của mái vòm
Để đánh giá tổng quan về mái vòm, hãy xét các ưu điểm, nhược điểm của mái này trong ứng dụng thực tế.
Ưu điểm:
- Chất liệu tôn cao cấp hay Chất liệu Polycarbonate được nhập khẩu trực tiếp đảm bảo vệ chất lượng và an toàn với người sử dụng
- Tùy theo quy định của từng nhà sản xuất, phần mái sẽ được bảo hành riêng trong khoảng thời gian nhất định
- Dễ uốn cong, tạo kiểu trong quá trình thi công, lắp ráp
- Khả năng chống chịu sức gió, sức nặng tốt trong điều kiện mưa nắng thất thường
- Trọng lượng của mái vừa phải, dễ dàng trong việc di chuyển, lắp đặt, thay thế sản phẩm
- Tùy mục đích sử dụng, điều kiện thời tiết tuổi thọ trung bình của mái vòm thường dao động từ 20 – 30 năm.
- Phù hợp lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau: nhà ở, nhà máy, trung tâm thương mại, khu du lịch, khách sạn,… Vừa đảm bảo đáp ứng về mặt chất lượng vừa đem lại tính thẩm mỹ cho không gian, địa điểm tại đó.
Nhược điểm
- Thời gian từ khi lên bản thiết kế đến khi hoàn thiện khá lâu.
- Riêng với mái vòm bằng chất liệu tôn thì có nhược điểm là gây tiếng ồn lớn khi trời mưa to.
Kỹ thuật thi công
Tiêu chuẩn của kỹ thuật thi công mái vòm gồm 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Khi bản vẽ thiết kế thi công hoàn thành là lúc cần lắp bộ khung bao gồm các thanh cốt thép trên nền thi công. Ngăn cách các mối nối bởi một lớp lót bằng nhựa dẻo hoặc nệm hơi hay nệm xốp.
Bước 2: Khi đã xếp, tạo thành bộ khung có mặt phẳng thì đổ bê tông lên, chờ đông đặc. Gắn các dây cán thép vào khung dầm kim loại, công đoạn này yêu cầu cần làm hết sức cẩn thận bởi nó sẽ chịu lực cho cả công trình.
Bước 3: Nâng tấm bê tông và tạo độ cong vòm bằng cách sử dụng tấm đệm được bơm đầy khí, kéo sợi dây cáp thật căng. Khi đã định hình ổn định, tháo hơi, tách những tấm đệm khí, gỡ bỏ khung dầm và dây cáp.
Bước 4: Phủ một lớp thạch cao để tăng khả năng chịu lực của mái, cũng như làm mái vòm tăng tính thẩm mỹ hơn.
Bảng báo giá thi công làm mái tôn vòm
Thiết kế mái vòm sẽ đem đến tính thẩm mỹ cao và tiện lợi mà chi phí thi công khá vừa phải. Bởi thế mà hiện nay, rất nhiều người lựa chọn mái vòm tại không gian họ sống, làm việc. Bảng giá thi công dưới đây giúp các bạn dễ hình dung chi phí thi công mái vòm:
Những mái vòm đẹp
Mái vòm nhà xe
Một số dạng mái tôn vòm phổ biến hiện nay
Mái vòm tôn ngày càng đa dạng, điển hình như mái tôn vòm lăn, mái tôn vòm dập, tôn vòm 9 sóng, vòm 5 sóng, vòm ngược, tôn vòm nóc gió và tôn vòm canopy,… Mẫu thiết kế không còn đơn giản, kém thẩm mỹ mà thay vào là sự kiểu cách mái bắt mắt, ghi điểm cao về cảm quan người nhìn.
Mái vòm tôn được ứng dụng nhiều trong nhà ở, bãi nhà xe, tầng thượng, công trình ngoài trời,… Bởi loại mái vòm này vừa đáp ứng được tính thẩm mỹ, độ an toàn, lắp ráp dễ dàng, chi phí phải chăng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo về các loại mái khác phù hợp với độ tiện lợi, thoải mái tại không gian sống của bạn.
Hãy truy cập vào Blog Kiến Thức thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!