Đô thị hóa là gì?
Cho đến nay, thuật ngữ về đô thị hóa đã gần như quá quen thuộc với chúng ta. Đô thị hóa là gì? Thực chất, đô thị hóa là quá trình gia tăng nhanh chóng cả về quy mô và số lượng của các điểm dân cư đô thị.
Đô thị hóa là việc dân cư tập trung đông đúc ở khu vực thành thị mà nhất là tại các thành phố lớn. Đô thị hóa đi liền với lối sống thành thị được phổ biến một cách rộng rãi.
Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là
Nói về đặc điểm đô thị hóa hiện nay ở Việt Nam đó là đô thị có nhiều loại khác nhau. Dựa trên những tiêu chí về số lượng, mật độ dân cư, chức năng, tỷ lệ phi nông nghiệp,… người ta phân mạng lưới đô thị Việt Nam thành 6 loại. Đó là loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4, 5).
Căn cứ theo cơ quan có thẩm quyền quản lý, các đô thị ở nước ta sẽ được chia thành đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh.
Quá trình này ở Việt Nam diễn ra với tốc độ chậm, trình độ về mặt đô thị hóa vẫn ở mức thấp.
Tỷ lệ dân thành thị gia tăng.
Đô thị phân bố không có sự đồng đều giữa từng vùng.
Số lượng các thành phố hiện quá ít so với số lượng các mạng lưới đô thị.
Quá trình đô thị hóa ở nước ta
Quá trình đô thị hóa ở nước ta trước đây diễn ra với tốc độ chậm. Nguyên nhân là do nước ta có xuất phát điểm từ nền kinh tế thấp, trình độ này ở Việt Nam chưa được cao. Công nghiệp hóa chưa được đẩy mạnh, tốc độ chậm. Đồng thời, nước ta cũng là quốc gia phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực, nặng nề từ các cuộc chiến tranh.
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang được đẩy nhanh tốc độ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế và công nghiệp hóa.
Tỷ trọng dân cư ở khu vực thành thị trong tổng số lượng dân có xu hướng tăng lên. Số lượng người dân di chuyển từ các vùng nông thôn đến các thành thị lớn tăng. Sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy cho sự phát triển các hoạt động công nghiệp. Nhờ đó, tạo ra được nhiều việc làm hơn, thu hút số lượng lớn nguồn lao động đến sinh sống và làm việc tại những thành phố.
Đô thị hóa gây ra hậu quả gì?
Sự xuất hiện của đô thị hóa góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ những khu vực thừa lao động sang khu vực thiếu lao động.
Đô thị hóa tạo nên sự thay đổi lớn trong phân bố dân cư và lao động. Đồng thời tác động làm thay đổi quá trình sinh, tử, quan hệ hôn nhân ở các khu đô thị.
Tuy nhiên, tình trạng đô thị hóa tự phát cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến tình hình kinh tế – xã hội. Nếu đô thị hóa không được xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa và không đảm bảo sự phù hợp, cân đối với quá trình này sẽ gây ra sự mất cân bằng dân cư và lao động. Vấn đề thiếu việc làm, thiếu chỗ ở, tắc nghẽn giao thông, gây ra ô nhiễm môi trường,…
Ảnh hưởng và tác động của đô thị hóa hiện nay tới làng xã – nông thôn
Quá trình đô thị hóa diễn ra tất yếu sẽ gây ra sự biến đổi về không gian. Các khu đô thị mới sẽ được mở rộng ra những khu vực mà trước đây là làng xã, đồng ruộng, các làng nghề thủ công truyền thống,…
Những làng xã – nông thôn nằm trong khu vực đô thị hóa sẽ xuất hiện quá trình thay đổi lớn trong cấu trúc. Tình trạng chia cắt, di dân do tiến hành những dự án cầu đường đô thị. Điều này cũng dẫn đến việc chuyển đổi nghề nghiệp từ làm nông nghiệp, thủ công nghiệp sang những ngành nghề phi nông nghiệp.
Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang đến nhiều việc làm cho người lao động. Giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nhiều vùng nông thôn. Hạn chế các tệ nạn xã hội. Lối sống đô thị văn minh cũng được du nhập đến các làng xã.
Đô thị hóa tạo ra sự hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ về phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống giữa các vùng miền. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy phát triển những ngành nghề truyền thống. Vẫn giữ được bản sắc dân tộc và phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện tại. Chẳng hạn như nghề thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, các loại nông sản đặc trưng vùng miền, văn hóa văn nghệ,…
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến bất động sản
Đô thị hóa tạo ra tác động rất lớn đến kinh tế – xã hội. Đây cũng là một trong những lý do làm ảnh hưởng, gây ra những biến chuyển lớn cho lĩnh vực bất động sản.
Quá trình đô thị hóa diễn ra đã làm gia tăng nhu cầu về nhà ở của người dân. Diện tích đất dành cho xây dựng bị thiếu hụt. Đặc biệt, tình trạng này ngày càng phổ biến ở những vùng đông dân sinh sống như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… Do đó, giá nhà đất càng bị đẩy lên với mức cao. Đây là thách thức rất lớn đối với những gia đình có thu nhập ở mức thấp.
Thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ song song với tiến trình phát triển của đô thị hóa. Hệ thống cơ sở vật chất, mạng lưới giao thông thuận lợi hơn,… làm tăng giá trị của bất động sản tại những khu vực quy hoạch đô thị hóa.
Đô thị hóa mang đến cho các nhà đầu tư định hướng vững chắc hơn trong hoạt động đầu tư. Tâm lý mua sẵn sàng hơn khi được duyệt dự án quy hoạch xây dựng đô thị. Các sản phẩm về bất động sản được đa dạng hóa, đáp ứng thị hiếu của khách hàng.
Các nhà đầu tư đang xem xét đến việc mua bán đất Đà Lạt cũng có thể cân nhắc đến tương lai dự án quy hoạch đô thị hóa để đưa ra quyết định.
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế
Như đã nói, đô thị hóa sẽ giúp đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Thúc đẩy chuyển dịch trong cơ cấu ngành kinh tế, lao động và phân bố dân cư sẽ có sự thay đổi. Các khu đô thị phát triển nhanh chóng góp phần tạo ra nhiều việc làm, nâng cao nguồn thu cho người lao động. Mức sống của phần đông dân cư được cải thiện một cách đáng kể.
Hàng hóa hay nhu cầu của con người về mảng dịch vụ không ngừng gia tăng. Lao động buộc phải nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn, trình độ để cạnh tranh được trên thị trường lao động. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật ngày càng hiện đại, hỗ trợ tích cực cho việc phát triển nền kinh tế trong nước và thu hút nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài.
Tỷ trọng GDP từ những khu vực đô thị gia tăng, đóng góp tích cực vào tổng thu nhập của nền kinh tế. Đô thị hóa tạo ra nguồn động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế của từng vùng miền, tỉnh thành.
Đẩy mạnh đô thị hóa là một điều tất yếu, không chỉ riêng Việt Nam mà còn là của mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, khi tiến hành đô thị hóa cần xem xét đến tác động hai chiều của nó đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây mà Blog Kiến Thức đã cung cấp ở trên đã giúp bạn có được cái nhìn chung nhất về đô thị hóa. Nếu biết nắm bắt, nhạy bén thì đô thị hóa chính là một cơ hội tốt mang đến những lợi ích lớn cho bạn. Cập nhật thêm thông tin về đô thị hóa để chủ động hơn trong mọi quyết định của mình nhé.