Cây trúc là cây gì?
Theo quan niệm của người Việt, trúc là một trong 4 loài cây tứ quý gồm “Tùng, cúc, trúc, mai”. Trúc hay còn gọi là Cương trúc là một dạng cây thuộc họ tre thường có thân đốt. Về quy phạm nghệ thuật chơi cây cảnh, loài cây này tượng trưng cho sự cao quý và cát tường.
Bên cạnh đó, loài cây này còn là biểu tượng cho sự cố gắng, kiên định và nỗ lực vươn lên trong khó khăn. Ngoài ra, trúc có nhiều loại và thường được chọn làm cây cảnh để trang trí không gian. Giúp đem lại nhiều may mắn và sự an bình cho gia chủ.
Đặc điểm của cây trúc
Cũng giống như tre, trúc thường mọc thành bụi hoặc khóm nhỏ thưa. Thông thường các bụi trúc mọc và phát triển với chiều cao tối đa khoảng 8m. Thân trúc khá nhỏ, vỏ có độ óng vượt và mắt ngắn.
Cành trúc tương đối mềm mại và uyển chuyển cùng phần rễ bò dài. Lá trúc nhỏ, thon dài và thưa hơn so với lá tre. Hiện nay, cây trúc được phát hiện với khoảng 75 loài với 200 giống và mẫu cây khác nhau.
Trúc không phải là loài cây trồng lấy bóng mát, nhưng lại rất ưa sáng và phù hợp để trồng cảnh. Loài cây này có hoa và phát triển khá nhanh mà không cần người chơi chăm sóc quá cầu kỳ hay mất thời gian. Không chỉ được sử dụng làm cảnh mà đây cũng là loài cây được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Cây trúc được trồng nhiều ở đâu?
Thuộc họ nhà tre và có cùng đặc tính phát triển nên loài thực vật này được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Đây là loài cây được trồng nhiều ở châu Á, tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc…Hiện nay, trúc đã được trồng và phân bổ ở nhiều nơi hơn như vùng ôn đới, cận nhiệt đới…
Những công dụng của cây trúc trong đời sống
Được biết đến là loài cây dễ sinh trưởng, trúc hiện nay được sử dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày với những công dụng khác nhau.
Ứng dụng trong đời sống
Khác với cây tre được sử dụng nhiều để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Thì cây trúc lại hướng đến những giá trị thẩm mỹ cao đẹp, văn hóa tâm linh và phong thủy. Với vẻ đẹp sang trọng, xanh mượt lại dễ trồng. Loại cây này thường được sử dụng nhiều để trang trí nội thất, bonsai.
Không chỉ vậy, trúc còn được sử dụng để tạo cảnh quan sân vườn, hệ sinh thái giúp đem lại cảnh đẹp và bầu không khí trong lành. Chúng được sử dụng để làm tiểu cảnh khu công viên, nghỉ dưỡng sinh thái hoặc resort cao cấp…
Với không gian văn phòng, trúc được sử dụng để trang trí nơi làm việc. Tăng giá trị thẩm mỹ và nguồn hứng khởi làm việc. Ngoài ra, loài cây này còn được trồng để làm hàng rào, tạo cảnh quan lối đi cho các khu nhà nghỉ, khách sạn.
Ngoài ra, theo chuyên gia phong thủy, cây trúc còn giúp cân bằng âm dương, xua tan vận khí rất tốt. Giúp gia chủ làm ăn thuận buồm xuôi gió và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Ứng dụng trong trang trí và xây dựng
Không chỉ được sử dụng để làm cây cảnh trang trí, hiện nay trúc còn được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng hoặc trang trí nội thất. Đặc điểm thân thẳng, tròn đều và nhẵn cùng với đó là giá thành rẻ lên loại cây này được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, vật dụng đựng đồ, chiếu hoặc cần câu…
Các loại cây trúc ở nước ta
Trúc được chia thành nhiều loại cây khác nhau, trong đó một số loại trúc phổ biến hay được sử dụng có thể kể đến như:
Trúc quân tử
Cây trúc quân tử là loài cây có dáng thẳng với chiều cao khoảng từ 1,5-3m. Thân cây có màu vàng và chia thành nhiều đốt nhỏ giống thân tre, dáng thân thẳng đứng. Loại trúc này có cành nhánh mềm và cong, tán lá dài nhỏ màu xanh bóng. Cành trúc mọc thành từng chùm thưa trên thân cây. Trúc quân tử cũng ra hoa và quả.
Loại thực vật này tượng trưng cho sự vững vàng và may mắn. Không chỉ vậy, loài cây này còn giúp giải tỏa những điềm xấu và đem lại sự may mắn trong thi cử. Hiện nay, loài cây này được trồng nhiều tại các sân vườn, công viên…để tạo cảnh quan. Đồng thời, giúp cho môi trường thêm trong lành và mát mẻ.
Cây trúc đào
Trúc đào là một loài cây bụi, thân gỗ nhỏ, chiều cao tối đa khoảng 5m. Lá cây thuộc dạng lá sừng mọc thành vòng tròn hoặc đối xứng. Hoa của trúc đào thường mọc thành chùm với nhiều màu sắc khác nhau như hồng, trắng, đỏ đào.
Loài cây này ưa thích khí hậu nóng ẩm, thích sáng và chịu hạn tốt. Nên thường được trồng chủ yếu tại công viên, sân vườn hoặc tại trường học. Giúp trang trí và làm đẹp cảnh quan. Một lưu ý quan trọng mà gia chủ cần lưu ý chính là cây trúc đào có phần nhựa thân, hạt và vỏ cây chứa chất độc. Nên có thể gây hại cho sức khỏe của cơ thể.
Cây thủy trúc
Cây trúc thủy trúc có chiều cao khoảng từ 40 đến 70 cm, chúng thường mọc thành các cụm nhỏ. Loại cây này rất thích hợp khi trồng trong các môi trường ẩm ướt hoặc có nước. Thân cây nhỏ và nhẵn với màu xanh lục đậm.
Đây là loài cây thủy sinh dễ trồng, chăm sóc nên được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ dùng làm cây cảnh trang trí trong sân vườn. Mà giống cây này còn được trồng phổ biến để giúp lọc nước và xử lý nguồn nước ô nhiễm cực hiệu quả.
Cây trúc mây
Còn được biết tới với tên gọi cây mật cật, trúc mây cũng là một trong những loại trúc rất được ưa chuộng ở nước ta. Loại cây có nguồn gốc từ Nhật Bản này thường mọc thành các bụi nhỏ và phát triển nhanh.
Chiều cao của cây từ 1 đến 2 m. Phần thân trúc nhẵn với nhiều đốt nhỏ, rễ cây bao gồm nhiều rễ phụ và đâm sâu. Lá trúc mây dài từ 15 đến 20cm được chia thành từ 5-10 lá phụ có màu xanh đậm. Trúc mây có khả năng lọc không khí và phát triển tốt, ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Nên được sử dụng nhiều trong văn phòng hoặc trưng bày trong gia đình.
Cây trúc phú quý
Cây trúc phú quý là loài cây được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, loài cây sinh trưởng nhanh và rất dễ trồng ở nước ta. Thông thường, cây trúc phú quý chỉ cao từ 30-35 cm. Chúng thường có lá xanh quanh năm và chịu bóng râm tốt.
Loại cây này được sử dụng nhiều, bởi chúng có khả năng lọc bụi bẩn và không khí rất tốt. Không chỉ vậy, với phong thủy đây cũng là loài cây đại cát đại lợi, đem lại nhiều vận khí tốt và hợp với bản mệnh người trồng.
Theo chuyên gia, gia chủ mệnh thổ nên đặt cây theo hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam. Còn với gia chủ mệnh kim, nên chọn vị trí đặt cây là hướng Tây. Nếu bạn mệnh thổ, vị trí đặt cây giúp đem lại tài lộc thường là hướng Đông hoặc Đông nam. Với mệnh hỏa, thì hướng Nam sẽ là vị trí đại cát.
Trúc phát tài
Cây trúc phát tài là một loại cây thân thảo có màu sắc lá rất nổi bật. Lá trúc có dạng thuôn dài, mọc từ phần thân cây và không có cuống. Lá cây có màu vàng xanh hoặc màu xanh sọc phía trên mép và trong mặt lá.
Loại cây này ưa sáng và dễ sinh trưởng nên không cần chăm sóc quá nhiều. Cây trúc phát tài thường được trồng trong các chậu cây nhỏ. Được sử dụng để trang trí trong nhà, văn phòng hoặc trong sân vườn. Nhằm đem lại nhiều tài lộc và sự thuận lợi cho gia chủ.
Cây trúc cảnh
Cũng giống như các loại cây trúc khác, trúc cảnh thường mọc thành các bụi với phần măng nhỏ. Cành cây mềm và thân rễ bò dài. Lá cây không có cuống, phần đầu hơi nhọn và dạng dài. Đây cũng là giống trúc ưa sáng, có khả năng sinh trưởng nhanh và phát triển rất tốt.
Loài cây này thường được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh trang trí trong gia đình, sân vườn.
Trúc cần câu
Đặc điểm của loại cây này là phần lá mọc nhiều hơn ở những đốt thân trên. Mỗi đốt có chiều dài tương ứng từ 25 đến 30 cm. Với phần thân thẳng đứng, đường kính khoảng 2 đến 3 cm. Trúc cần câu thường gồm 2 loại là trúc cần câu vàng và xanh. Được sử dụng chủ yếu trong trang trí sân vườn.
Với loại trúc này, bạn có thể trồng ở nơi có nhiều ánh nắng để cây sinh trưởng được tốt hơn. Ngoài việc được dùng làm cây kiểng trang trí, thì cây trúc này còn được sử dụng để làm bàn ghế nan đan, các sản phẩm trang trí, cần câu…
Cách trồng và chăm sóc cây trúc
Tùy vào từng loại trúc mà cách trồng và chăm sóc sẽ khác nhau. Phụ thuộc mục đích sử dụng mà bạn có thể trồng trúc trực tiếp tại đất sân vườn hoặc trong chậu cây. Tuy nhiên, bạn nên trồng trúc với những loại đất có độ mùn cao, độ ẩm trong đất đạt trên 60 % với khả năng thoát nước nhanh.
Đất trồng nên có độ dinh dưỡng từ 50 đến 80 %, bạn cũng có thể trộn thêm chất dinh dưỡng vào đất trồng như phân trồng, trấu…Để cây phát triển nhanh và xanh tốt, gia chủ nên sử dụng vôi bột để khử độ chua cho đất, ủ đất với hỗn hợp dinh dưỡng từ 1 đến 2 tuần.
Cây trúc là một loại cây ưa sáng, vì vậy bạn nên lựa chọn vị trí trồng có nhiều ánh sáng giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt nhất.
Ý nghĩa của cây trúc theo quan niệm phong thủy
Trúc là một trong bốn loại cây tứ quý mang ý nghĩa của sự kiên cường, bất khuất, mạnh mẽ vươn lên không ngại khó khăn. Không chỉ vậy, loại cây này còn tượng trưng cho sự thanh tao, kiên cường. Trong phong thủy, các loại trúc cảnh thường được sử dụng để làm vật trang trí trong nhà, văn phòng… Để đem lại may mắn, phú quý và sung túc cho gia chủ.
Bên cạnh đó, một số loại trúc còn giúp thanh lọc không khí, giúp không gian thoáng đãng, trong lành. Giúp trừ tà và loại bỏ các loại khí độc giúp đem lại cảm giác thư thái, an yên và cải thiện sức khỏe rất tốt.
Cây trúc với đặc tính sinh trưởng nhanh, dễ trồng và chăm sóc. Cùng với sự đa dạng trong chủng loại cây kèm nhiều công dụng hữu ích. Nên được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong trang trí và làm đẹp cho không gian sống.
Cùng cập nhật nhiều hơn thông tin về cây trúc tại Blog Kiến Thức!