Cây thủy trúc là cây gì?
Thủy trúc là cây thủy sinh bán cạn. Nó có vẻ ngoài thanh mảnh, các lá cây xếp gần nhau và đầy đặn trông giống như một bông hoa màu xanh độc đáo. Đem lại vẻ đẹp mới lạ, tạo sự sinh động cho không gian nên được rất nhiều người yêu thích.
Đặc biệt, cây thủy trúc có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Hơn nữa nó có thể chịu được ánh nắng và môi trường bóng râm. Vì vậy người ta có thể trồng cây với nhiều mục đích khác nhau và tạo ra những tiểu cảnh độc đáo cho không gian.
Đặc điểm
Thủy trúc là loại cây thân thảo, sống tươi tốt quanh năm trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Một số đặc điểm riêng giúp mọi người có thể dễ dàng phân biệt, nhận diện loại cây này là:
- Khi được trồng trong môi trường tự nhiên cây có độ cao trung bình từ 40cm – 70cm
- Cây có hình dáng lạ mắt, thân cây dạng tròn, bề mặt có màu xanh lục đậm và nhẵn bóng
- Thủy trúc thường mọc thành bụi thẳng và dày, phù hợp trong cả môi trường đất và thủy sinh
- Lá cây ở phần gốc ít phát triển mà giảm thành từng bẹ. Các lá trên ngọn phát triển dài và lớn. Chúng thường xòe ra ngoài, cong xuống và xếp vòng quanh trông như những chiếc nan ô che nắng
- Lá cây màu xanh, khá mỏng, nổi rõ gân chính trên bề mặt
- Rễ cây phát triển dạng chùm, trong môi trường bùn nước nó ăn rất sâu, bám chắc và khỏe khoắn.
- Hoa thủy trúc chung một cuống, dài và thẳng. Các hoa xếp tỏa và nổi bật trên đám lá bắc. Khi còn non nó có màu trắng, khi về già sẽ có màu nâu
Nguồn gốc
Cây thủy trúc có nguồn gốc từ vùng Madagascar thuộc Châu Phi.
Phân bố
Ở Việt Nam, cây phân bố rộng khắp cả nước. Do có thể thích nghi tốt trong cả môi trường nước và cạn nên loại cây này ngày càng được trồng rất rộng rãi.
Công dụng
Tuy là loại cây nhỏ nhắn, mảnh mai nhưng thủy trúc mang trong mình rất nhiều công dụng nổi bật. Cụ thể là:
Công dụng làm tiểu cảnh
Bộ rễ của cây thủy trúc rất chắc và khỏe, trong khi đó thân cây lại mảnh mai với màu xanh bóng mát mắt. Cây mọc thành bụi, tỏa ra theo dạng hình tròn rất độc đáo. Vì vậy người ta thường dùng cây này để làm tiểu cảnh sân vườn, hồ cá hoặc trồng thủy sinh. Tạo ra không gian sống mát mẻ với cảm giác thư giãn rất dễ chịu.
Công dụng lọc nước, lọc không khí
Bộ rễ chắc khỏe và lá của cây thủy trúc có khả năng lọc nước, hấp thụ khí độc hại và loại bỏ bụi bẩn rất tốt. Nó góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường nước và giúp cho không gian sống thêm trong lành.
Công dụng cắm hoa nghệ thuật
Vóc dáng thanh mảnh của lá và thân cây có giá trị thẩm mỹ rất cao. Do đó thân và lá cây thường được dùng để cắm hoa nghệ thuật.
Trong trang trí
Cây thủy trúc được trồng thủy sinh để làm cây cảnh trang trí bàn làm việc. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt chậu cây ở phòng khách, văn phòng công ty,… tạo ra điểm nhấn nổi bật và giúp chúng ta có cảm giác được hòa mình với thiên nhiên.
Công dụng trong phong thủy
Điều đặc biệt về cây thủy trúc mà không phải ai cũng biết là nó có khả năng trừ tà, xua đuổi âm khí. Dân gian thường trồng những bụi cây thủy trúc trước hoặc ở sau nhà để xua đuổi ma quỷ và thu hút tài lộc cho gia đình.
Cách trồng và chăm sóc
Thủy trúc là loại cây thân thảo có sức sống mãnh liệt, có thể thích nghi và phát triển tươi tốt ở nhiều môi trường khác nhau. Vì vậy việc trồng và chăm sóc loại cây này khá đơn giản.
Hướng dẫn cách trồng cây
Cây thủy trúc chủ yếu được nhân giống bằng cách tách bụi. Từ bụi cây to, các bạn có thể tách lấy các cây con để trồng bụi mới. Khi tách bụi chú ý tách cả bộ rễ để nó có thể sống và phát triển tốt ở vùng đất mới.
Cách trồng cây ở đất hoặc trong chậu
Những công việc cần làm là:
- Lựa chọn khu vực đất có độ tơi xốp phù hợp. Trộn thêm xơ dừa cùng phân hữu cơ để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Nên đặt cây ở khu vực thoáng mát, có nhiều ánh sáng để thúc đẩy quá trình quang hợp. Tuy nhiên cần tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng gay gắt.
- Loại bỏ hết các rễ cây bị thối rữa, cắt tỉa các lá bị úa vàng, sâu bệnh rồi trồng xuống đất hoặc đặt vào chậu đã chuẩn bị sẵn
- Lấp đất quanh gốc và nén nhẹ xuống để đất có thể giữ cây tốt hơn
- Tưới nước cho cây hàng ngày vào lúc sáng sớm, duy trì độ ẩm cho cây ở mức độ thích hợp
Cách trồng cây thủy sinh
Trồng cây thủy sinh không cần đất nên kỹ thuật trồng khá đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng và 1 bình phun nước rồi thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Cắt tỉa, loại bỏ các rễ cây bị hư hỏng trước khi trồng
- Chuẩn bị một chiếc bình có miệng rộng, thả vào đó vài viên sỏi để giữ cây ở vị trí cố định
- Đặt cây vào bình, cung cấp nước và dung dịch dinh dưỡng cho cây sao cho ngập hết toàn bộ rễ nhưng không chạm vào lá. Tránh tình trạng lá bị vàng úa, thối rữa do bị ngập nước
- Thay nước và cấp dinh dưỡng cho cây định kỳ 2 – 3 tuần/ lần. Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và phát triển khỏe mạnh
Hướng dẫn chăm sóc cây thủy trúc
Để cây tươi tốt quanh năm, mọi người cần chú ý chăm sóc cây theo hướng dẫn sau:
Tưới nước cho cây
Nếu bạn trồng cây thủy trúc trên cạn thì cần tưới nước 2 lần mỗi tuần cho cây. Nếu trồng cây thủy sinh hoặc trồng ở ven hồ nước thì không cần tưới. Với những cây trồng thủy sinh thì cần thay nước định kỳ để đảm bảo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất.
Cung cấp dinh dưỡng
Các bạn không cần phải bón nhiều phân cho cây. Nhưng 4 – 5 tháng phải bổ sung thêm phân N-P-K để cây không bị còi cọc. Nếu trồng trong bình thủy sinh thì thỉnh thoảng nhỏ dung dinh dinh dưỡng cho cây.
Điều kiện về ánh sáng
Cây thủy trúc phát triển tốt và khỏe mạnh ở cả điều kiện bóng râm và khu vực nhiều ánh sáng. Vì vậy bạn chỉ cần đảm bảo cây không bị tiếp xúc với ánh nắng gay gắt là được.
Điều kiện nhiệt độ
Việt Nam có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây thủy trúc. Do đó chúng ta không cần phải lo lắng nhiều về vấn đề này. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp thì che chắn cây khỏi sương giá, giúp cây phát triển bình thường.
Về vấn đề phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây thủy trúc các bạn cần chú ý đến việc cắt tỉa lá sâu úa và loại bỏ các rễ bị hư hỏng, thối rữa. Tránh để môi trường sống của cây bị ô nhiễm. Trường hợp cây bị sâu rầy tấn công thì cần cắt bỏ những vị trí bị sâu bệnh. Nếu cây bị hư hại nặng thì phải phun thuốc càng sớm càng tốt.
Ý nghĩa theo phong thủy
Theo quan niệm trong phong thủy, cây thủy trúc có khả năng trừ ma tà. Người ta thường trồng loại cây này quanh nhà để xua đuổi tà khí, thu hút tài lộc, may mắn và bình an cho các thành viên trong gia đình.
Trong các công ty, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, loại cây này được trồng để tăng vượng khí cho không gian. Nó giúp cho công việc làm ăn, buôn bán của gia chủ luôn hanh thông, xuôi chèo mát mái với lợi nhuận cao.
Đặc biệt, cây thủy trúc không kén mệnh nên phù hợp với tất cả mọi người. Ai yêu thích loại cây này đều có thể trồng để đem đến nhiều vận may cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình.
Như vậy nội dung trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc một số kiến thức cơ bản về cây thủy trúc và cách trồng, chăm sóc cây hiệu quả. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến mọi người thêm nhiều thông tin quý giá trong việc lựa chọn cây phong thủy.
Đừng quên theo dõi website https://blogkienthuc.vn của chúng tôi để được chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích khác nhé!