Cây trúc đào đào là gì?
Cây trúc đào thuộc giới Plantae, bộ Gentianales, họ Apocynaceae, tông Wrightieae, chi Nerium, loài N. oleander. Tên danh pháp 2 phần là Nerium oleander L. Hiện nay trúc đào được trồng ở hậu khắp mọi nơi trên thế giới nhờ khả năng thích nghi tốt. Trong đó có Việt Nam, trúc đào được trồng ở các công viên, tại sân vườn, khuôn viên các tòa nhà…
Khác với loài trúc thông thường, cây trúc đào đẹp chủ yếu là nhờ hoa và lá của chúng. Mặc dù có vẻ đẹp mê hoặc nhưng trúc đào lại là cây hoa có độc tố khi tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy khi trồng cần chú ý tránh xa tầm tay trẻ em
Đặc điểm
Trúc đào sống thành bụi, thuộc cây gỗ. Chiều cao trung bình của trúc đào đạt từ 2 mét đến 6 mét. Cây phân nhánh ngay từ gốc, thân gỗ đặc. Các nhành cây có xu hướng mọc thẳng, thon và rất dẻo.
Lá trúc đào thuộc loại lá đơn, mọc từng cụm 3 lá, cuống ngắn. Lá có màu xanh thẫm tương tự như lá trúc nhưng dày, cứng hơn. Phiến lá hình mác, dài từ 7-10cm, rộng 1-4cm. Hoa của loại cây này mọc từng cụm ở đầu cành, có mùi thơm.
Hiện nay trúc đào có rất nhiều màu hoa như: trắng, hồng, đỏ, cam… Hình dáng bông hoa tương tự như hoa đào như to hơn với đường kính từ 2-5cm. Quả trúc đào là dạng nang dài nhưng hẹp, từ 5-23cm. Khi chín sẽ nứt ra và tạo ra các hạt nhỏ đầy lông tơ.
Nguồn gốc
Cây trúc đào có nguồn gốc từ Maroc, Bồ Đào Nha. Đây là nơi mà con người tìm thấy loại cây này. Từ đó, loài cây này được nhân giống và phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới
Phân bố
Cây trúc đào phát triển tốt ở khu vực có khí hậu nhiệt đới ấm áp. Chúng có khả năng chịu khô hạn cực tốt. Không chỉ thế, trúc đào cũng chịu được các trận sương giá lạnh buốt lên đến -10 độ C. Vì vậy cây phân bố ở hầu khắp mọi nơi từ vùng ôn đới cho tới nhiệt đới. Tại Việt Nam, trúc đào không còn quá xa lạ bởi sự xuất hiện ở các con đường lớn.
>> Xem thêm: Cây trúc phát tài.
Công dụng
Cây trúc đào không chỉ được trồng để làm đẹp mà còn có nhiều công dụng hữu ích. Tuy có độc tố nhưng loại trúc này lại là một vị thuốc trong y học
Trúc đào có công dụng trong việc làm đẹp cảnh quan
Trúc đào có kích thước vừa phải < 5m. Loại cây này sống rất dai và khoẻ mạnh mà không cần phải chăm sóc quá nhiều. Mặt khác hoa của chúng lại rất đẹp, nở rộ toàn cây. Vì vậy, cây trúc đào được trồng ở rất nhiều nơi từ công viên, trường học cho tới các hộ gia đình. Đây là loài hoa có thể nói khá phổ biến với vẻ đẹp của nó
Trúc đào có công dụng hấp thụ khói bụi, khí thải
Những năm gần đây, trúc đào xuất hiện ở hầu khắp các con đường lớn ở Hà Nội như Lê Đức Thọ, Kim Mã, Hoàng Diệu, Lê Duẩn,… Trên các con đường cao tốc chúng cũng được trồng làm giải phân cách đường 1 chiều.
Vậy tại sao chúng được trồng nhiều như vậy? Lý do là vì trúc đào có công dụng trong việc hấp thụ khí độc hại được thải ra từ phương tiện giao thông. Mặt khác với kích thước vừa phải, hình dáng đẹp, nên chúng được ưa chuộng trồng trên các con đường.
Trúc đào được dùng để làm thuốc chữa bệnh
Trúc đào được cho là loại cây có độc tố khi ăn phải. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nước chiết từ loại cây này được dùng để điều trị sung huyết, suy tim cũng như các vấn đề về rối loạn da.
Trên lá của trúc đào có 17 loại hoạt chất glycosid tim khác nhau, nhựa titan, vitamin C,… Các thành phần này đều đã được nghiên cứu và đều được chứng minh có tác dụng trong y học
Cách trồng và chăm sóc cây trúc đào
Trồng trúc đào thời gian đầu gặp khá nhiều khó khăn. Bởi đó là lúc câu hình thành bộ rễ và bắt đầu tạo nền móng phát triển. Khi cây đã lớn và khỏe mạnh thì hậu như chúng sẽ sống sót 100% và còn phát triển ra hoa rất nhanh. Sau đây Tre trúc Huy Hoàng sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật
Cách trồng cây trúc đào
Để trồng trúc đào ta cần chuẩn bị những thứ sau:
Về đất trồng
Ban đầu trúc đào khá yếu nên đất trồng cần chọn loại đất thịt trộn với xơ dừa, tro, trấu và phân hữu cơ hoặc phân hoai theo tỷ lệ 10/40/30/10/10. Sau đó ủ loại đất đã trộn cho mục ra bằng cách cho thêm vôi bột và nước. Vôi bột sẽ giúp khử mầm bệnh có trong đất. Từ đó sẽ cho ra loại đất trồng có chất lượng tốt nhất.
Chuẩn bị nơi trồng
Tuỳ vào giống cây bạn trồng mà sẽ chọn trồng ở ngoài vườn hay trong chậu. Đối với loại cây trúc đào cảnh, thân nhỏ chiều chiều cao vừa phải, bạn nên lựa chọn chậu cây. Như thế sẽ tiện cho việc di chuyển và để trong nhà. Châu cây mà bạn có thể tham khảo là những loại chậu có nhiều cao.
Chiều cao của chậu sẽ giúp cho dáng cây được tôn lên. Còn đối với trúc đào trồng ngoài vườn, bạn cần chọn nơi đất có độ ẩm tốt, không có quá nhiều sỏi đá. Sau đó tiến hành đào hố sâu 40cm. Tiếp theo cho hỗn hợp đất vào hố đã đào.
Lưu ý: Chậu khi chọn phải đảm bảo lỗ thoát nước và miệng chậu nên to một chút để rễ cây có đủ không gian phát triển.
Tiến hành trồng cây: Sau khi đã chuẩn bị đất và nơi trồng, cho bầu cây giống vào hố hoặc chậu. Đặt cho phần bầu ở ngang miệng chậu hoặc ngang mặt đất. Tiếp theo đổ đất vào chậu hoặc hố và nén chặt bằng tay cho cây đứng vững. Để trang trí cho chậu cây bạn có thể trồng thêm dướng xỉ, cỏ xanh hoặc sỏi ở gốc cây.
Cách chăm sóc cây trúc đào đúng chuẩn kỹ thuật
Chế độ nước: Tưới vừa đủ 1 tuần 2 lần. Khi tưới chỉ cần vừa đủ không nên tưới đẫm khiến cây bị úng rễ.
Chế độ phân bón: Phân bón rất quan trọng với độ xanh tốt của trúc đào. Mỗi tháng cần tưới phân cho cây một lần gồm phân vô cơ và phân hữu cơ. Để lá được xanh và không sâu bệnh, 3 tháng/ 1 lần cần phun thuốc cho lá trúc đào.
Ánh sáng: trúc đào là loài ưa sáng, nếu bạn trồng trong chậu cây và để trong nhà nên thường xuyên cho cây tắm nắng
Cắt tỉa cành: Sau một thời gian trồng, trúc đào bắt đầu phát triển. Cần cắt tỉa bớt cành lá cho cây tránh rậm rạp tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình trồng trúc đào không tránh khỏi việc sâu bệnh tấn công. Khi phát hiện ra cây có dấu hiệu cần cắt bỏ đi phần bị đã bị bệnh. Dùng thuốc đặc trị và phun lên cho cây.
Ý nghĩa theo phong thuỷ cây trúc đào
Trúc đào là loài cây chứa độc tố, nên nó mang ý nghĩa cho sự cẩn trọng, cảnh giác giác giữa các mối nguy. Dù chúng có mang vẻ đẹp rực rỡ nhưng lại luôn tiềm ẩn sự nguy hại.
Ngoài ra mỗi màu sắc trên hoa cũng sẽ tượng trưng cho ý nghĩa khác nhau. Hoa trúc đào màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết của người con gái. Hoa trúc đào vàng tượng trưng cho sự giàu sang, tài lộc. Hoa màu hồng là biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Hoa màu đỏ mang ý nghĩa là sự may mắn
Trên đây là những thông tin về cây trúc đào cũng như cách trồng và chăm sóc loại cây này. Tre trúc Huy Hoàng hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức cây trồng bổ ích nhất
Cùng cập nhật các thông tin hữu ích tại Blog Kiến Thức!