Nhà lá là gì?
Ngày nay, hầu hết các công trình nhà ở đều được xây dựng với kiến trúc hiện đại. Tuy nhiên, nhà lá vẫn tạo được nét đẹp giản dị riêng và thường được sử dụng cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng hay quảng bá văn hóa. Vậy, Nhà lá là gì?
Nhà lá là kiểu nhà có phần mái chủ yếu được làm bằng các loại lá trong tự nhiên. Loại hình kiến trúc này thường xuất hiện ở các tỉnh Bắc Bộ và vùng Tây Nam Bộ. Từ ngàn đời xưa, hình ảnh nhà mái lá đã in đậm trong tâm trí người dân Việt. Gắn liền với đời sống nghèo khó, giản dị và mộc mạc.
Hiện nay, những căn nhà mái lá đã dần được thay thế bằng các công trình bê tông, cốt thép kiên cố hơn. Tuy nhiên với nhiều ưu điểm nổi bật, nhà mái lá đã được cách điệu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vừa gìn giữ được nét đẹp văn hóa dân tộc vừa góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch.
Ở các vùng đô thị còn được sử dụng cho các quán cafe, resort, khu du lịch, nghỉ dưỡng, homestay,… Nhưng thường được xây dựng một cách hiện đại với kiến trúc kiên cố cùng nội thất sang trọng để đảm bảo nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng.
Đặc điểm
Nhà mái lá sở hữu cho riêng mình đặc điểm rất riêng biệt, dễ nhận biết. Từ người già đến các em nhỏ đều cảm thấy rất gần gũi và quen thuộc với loại hình nhà ở này.
Theo đó, nhà lá chủ yếu được tạo thành từ các loại lá trong tự nhiên. Người ta kết hợp chúng với những vật liệu gỗ phù hợp để dựng nên những căn nhà hoàn chỉnh. Nhà lá luôn toát lên vẻ đẹp đơn giản, mộc mạc và bình dị. Thể hiện được sự thông minh và đầy sáng tạo của đôi bàn tay cũng như khối óc của người lao động chất phác, thật thà.
Kiểu nhà này thường gắn liền với hình ảnh chân chất của những người nông dân miền quê mộc mạc. Nó mang đặc điểm nổi bật là sự đơn sơ, giản dị và rất đỗi thân thuộc. Ngôi nhà được tạo nên từ những đôi bàn tay khéo léo và linh hoạt của người dân. Mục đích sử dụng nhà chủ yếu để họ sinh hoạt, che mưa che nắng hoặc dùng để ở tạm thời tại những vùng thường xảy ra thiên tai bởi chi phí xây dựng rẻ, dễ thực hiện.
Ngoài ra, mỗi loại nhà còn phản ảnh văn hóa truyền thống đặc trưng của từng miền.
Kiến trúc
Kiến trúc nhà tương đối đơn giản, thường chỉ bao gồm phần mái và khung. Phần mái sẽ được lợp từ các loại lá đa dạng, tùy vào nguồn nguyên liệu đặc trưng ở từng vùng miền. Phần khung thường được xây dựng chắc chắn từ các nguyên liệu cứng như tre, nứa hay gỗ.
Bên trong nhà thường không có vách ngăn và chủ yếu có một cửa chính. Nếu có vách ngăn thường rất ít (1-2 vách ngăn).
Nhìn chung, kiến trúc cơ bản của nhà lá thường là có 4 vì kèo ở gian nhà chính. Mỗi vì kèo sẽ có 4 cột trụ dạng tròn. Vách trước và vách sau mỗi nơi có 1 cột. 2 cột còn lại được thiết kế ở giữa nhà.
Tổng cộng trong 1 căn nhà lá có thể có 16 cột. Hàng cột bên trong sẽ được thiết kế thành 3 gian thờ. 2 cột ở hàng ngoài được lắp với vách để tạo thành phòng riêng. Phòng của nhà mái lá có thiết kế ở chái Tây và chái Đông. Chái Tây thường là nơi nghỉ ngơi dành cho khách đến chơi nhà. Còn chái Đông là nơi nghỉ ngơi của chủ nhà.
Kiến trúc tổng thể căn nhà sẽ có dạng chữ L, có thể che chắn phần sân phía trước. Giúp tránh gió bấc của mùa đông. Đồng thời tạo không gian mát mẻ về mùa hè.
Phân loại nhà lá
Hiện nay có 2 dạng nhà lá phổ biến được phân loại theo mục đích sử dụng và vật liệu sử dụng. Cụ thể gồm:
Hay dựa theo chất liệu hoặc đặc điểm của nhà sẽ có 2 loại như sau:
Dựa theo chất liệu làm nhà
Nếu dựa theo tiêu chí này, có thể chia thành loại nhà làm từ lá cọ và lá dừa. Trên thực tế, những ngôi nhà làm từ lá dừa nước thường xuất hiện ở khu vực Tây Nam Bộ, gắn liền với đặc trưng nguyên liệu của miền sông nước. Còn nhà lá cọ thì phổ biến ở các khu vực Bắc Bộ hơn.
Dựa theo đặc điểm của nhà
Với tiêu chí này, nhà lá được chia thành hai kiểu: truyền thống và hiện đại.
Trong đó, kiểu truyền thống là những kiểu nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu tự nhiên. Ví dụ như: Gỗ, nứa, tre cùng các loại lá khác. Đây là kiểu nhà truyền thống xuất hiện đầu tiên và hiện vẫn còn được lưu giữ ở một số vùng miền. Nhà mái lá truyền thống cũng là kiểu nhà đặc trưng của người dân vùng Tây Nam bộ với hình ảnh nhà lá nổi trên mặt sông, nhà chòi,…
Kiểu nhà hiện đại ngày nay đã có nhiều điểm mới trong việc sử dụng vật liệu xây dựng cũng như nội thất. Khung ngôi nhà có thể được xây dựng từ các loại bê tông kiên cố, tường gạch. Cùng với đó là các vách ngăn, cửa kính bao xung quanh. Tuy nhiên, nó vẫn giữ được nét nổi bật của loại nhà truyền thống, đó là phần mái vẫn được lợp bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên.
Đây là mẫu nhà đã được cách điệu và kết hợp với các vật liệu xây dựng mang tính công nghiệp. Vừa giữ gìn hình ảnh thân thuộc từ ngàn đời vừa vừa tạo thêm giá trị thẩm mỹ cho căn nhà. Kiến trúc của nhà mái là hiện đại cũng tiện nghi hơn, sạch sẽ hơn. Nó thường xuất hiện ở các khu nghỉ dưỡng, quán cà phê, nhà hàng,…
Loại mái lá thông dụng để lợp nhà
Lá cọ
Lá cọ thường có đặc điểm là lá dài, có rãnh sâu. Thích hợp để làm vách che mưa, che gió, làm mái nhà. Nhà mái lá cọ thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Lá cọ chủ yếu được trồng ở những vùng có khí hậu nóng và oi bức. Mỗi năm, chúng chỉ phát triển khoảng 12 lá tương ứng với 12 tháng. Lá có dạng hình tròn với nhiều rãnh râu hình mác. Đặc điểm này rất thích hợp dùng để lợp mái nhà hoặc làm vách chắn.
Cách lợp mái bằng lá cọ được tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lá cọ cùng các nguyên vật liệu cần thiết khác. Lưu ý, nên chọn loại lá cọ có màu xanh thẫm, lành lặn, không bị sâu nhiều.
- Bước 2: Cố định khung nhà từ vật liệu chắc chắn như tre hoặc trúc.
- Bước 3: Lợp lá cọ từ phần mái xuống. Tùy vào nhu cầu của từng gia đình mà khoảng cách giữa các lá sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu lợp dày thì mỗi cặp lá cách nhau là 10 cm và từng chiếc lá đơn cách nhau 8 cm. Nhưng nếu lợp thưa thì khoảng cách giữa các cặp lá thường là 15 cm.
Lá dừa nước
Lá dừa nước cũng là một trong những loại lá rất thông dụng để lợp mái. Lá có ưu điểm là khả năng chống thấm nước tốt, dễ dàng liên kết với nhau để tạo nên phần khung hoặc mái.
Loại cây này xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Lá dừa nước có thể dùng để làm mái nhà che nắng, che mưa với tuổi thọ khá cao mà chi phí lại rất thấp.
Để lợp mái với lá dừa nước, bạn cần tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn lá dừa không quá xanh cũng không quá chín mà nên tìm những lớp lá chín vừa. Đặc biệt, nên lấy lá có màu xanh đậm, lành lặn, ít rách thì sẽ có độ bền cao hơn. Lưu ý, nên đem lá ra phơi nắng trong vòng 10-15 ngày sau đó mới để lợp mái.
- Bước 2: Phân loại lá theo kích cỡ và chằm lá. Đối với lá bé, bạn nên phân nhỏ ra thành nhiều mảnh khác nhau. Phần cọng nên chẻ đôi và đem phơi khô. Còn với lá to, bạn chỉ cần đan chúng lại với nhau là được.
- Bước 3: Tiến hành lợp mái với độ phơi mái thông thường là 1,5 cm.
Lá tranh, rơm rạ
Một số nơi người dân cũng tận dụng rơm rạ hoặc lá tranh để làm nhà mái lá. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và khâu xử lý nguyên liệu đảm bảo thì tuổi thọ của những căn nhà mái lá tranh, mái lá rơm rạ cũng khá cao.
Ưu điểm và khuyết điểm của nhà lá
Giống như nhiều loại hình nhà khác, nhà lá cũng có những ưu và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm của nhà lá:
- Tạo ra không gian nghỉ ngơi thoáng đãng, mát mẻ: Các vật liệu dùng để làm nhà mái là đều là vật liệu tự nhiên, ít hấp thụ nhiệt. Không gian căn nhà rất thoáng mát và dễ chịu.
- Giảm tiếng ồn: Mái lá dùng để lợp nhà có độ dày đến 20cm. Đây cũng là các vật liệu mềm, không tạo ra âm thanh lớn khi tiếp xúc với nước mưa. Mỗi trận mưa to gió lớn mái lá của ngôi nhà giúp giảm tiếng ồn khá hiệu quả. Với những căn nhà lá hiện đại được dùng để làm nhà hàng, quán cà phê, khu nghỉ dưỡng thì đây quả thực là một điểm cộng rất tuyệt vời.
- Tạo cảm giác yên bình và giản dị: Hình ảnh nhà mái lá luôn đem đến cho mỗi người chúng ta cảm giác yên bình đến lạ kỳ. Nét đơn sơ, mộc mạc của từng nếp nhà thể hiện được sự giản dị, chất phác của người dân Việt
- Sửa chữa, cải tạo dễ dàng: Kiến trúc nhà lá khá đơn giản, dễ thay đổi, dễ cải tạo. Không tốn kém nhiều công sức mà cũng không tốn nhiều thời gian như các công trình kiên cố khác
- Tiết kiệm tối đa chi phí: Các nguyên vật liệu dùng để làm nhà đều rất dễ kiếm trong tự nhiên. Hoặc có đi mua thì giá thành cũng rất rẻ. Bởi vậy, chi phí của một căn nhà lá chỉ bằng ¼ thậm chí là ⅕ căn nhà xây tường gạch.
- Giá trị đầu tư thấp hơn giá trị sử dụng: Trung bình một căn nhà lá có tuổi thọ khoảng 10 năm. Trong khi chi phí đầu tư chỉ mất khoảng 50 – 100 triệu. Quả thực là một bài toán rất kinh tế đối với những người muốn làm nhà lá để kinh doanh.
- Góp phần phát triển ngành du lịch: Hiện nay ngành du lịch nghỉ dưỡng đang rất phát triển. Du khách thường có xu hướng tìm đến những khu vực yên bình, dân giã để nghỉ ngơi, thư giãn. Mô hình nhà mái lá sẽ góp phần đáng kể trong cuộc cách mạng du lịch này.
Nhược điểm của nhà mái lá:
- Tuổi thọ của nhà lá ngắn hơn rất nhiều so với các công trình kiên cố
- Vách nhà không kín đáo như việc được xây bằng tường gạch. Vì vậy không giữ ấm được về mùa đông. Còn mùa hè lại không thể lắp được máy lạnh
- Giá trị kinh tế thu được từ nhà lá khá thấp, chỉ phù hợp với loại hình kinh doanh dịch vụ mức trung bình.
- Do lối thiết kế đơn sơ cùng nguồn vật liệu tự nhiên nên loại mái lá không thích hợp cho mục đích sử dụng lâu dài. Các điều kiện tự nhiên, thiên tai có thể dễ dàng làm cho những ngôi nhà này bị hư hỏng.
- Vào mùa đông, nhà thường lạnh do có nhiều khe hở khiến gió lùa vào. Còn mùa hè lại khó lắp đặt các thiết bị làm mát như điều hòa (đối với kiểu truyền thống). Hơn nữa, loại nhà truyền thống này cũng không có giá trị kinh tế cao.
Báo giá thi công nhà lá
Để đảm bảo chất lượng công trình, bạn nên tìm những đơn vị thi công, thiết kế chuyên nghiệp. Đặc biệt, nên chọn địa chỉ uy tín với kinh nghiệm dày dặn cũng như chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo. Tùy vào diện tích và vật liệu cũng như kiểu nhà mà sẽ có mức giá khác nhau. Cụ thể như sau:
- Lợp mái, nẹp tấm lá với nhau (không bao gồm khung tre, sườn và các vách tường): Đơn giá 110.000vnđ/m2.
- Lợp mái lá cọ có khung xương, có chống nóng. Bao gồm các công đoạn để hoàn thành 1 căn nhà lá cơ bản: Đơn giá 250.000vnđ/ m2.
- Lợp mái lá có sẵn khung xương, chỉ thực hiện công đoạn lợp lá và hoàn thiện: 190.000vnđ/m2.
- Lợp nhà lá cọ. Bao gồm cả việc thi công khung xương mái, đòn tay, rui mè, hệ vì kèo: Đơn giá: 420.000vnđ/m2.
Ứng dụng nhà lá trong cuộc sống
Do có nhiều ưu điểm nên loại nhà này được ứng dụng rộng rãi trong thực tế như làm nhà ở, xuất hiện trong các nhà hàng, quán cafe, khu du lịch,…. Những ứng dụng nổi bật của nhà lá có thể kể đến như:
Làm nhà ở
Kiểu nhà đơn sơ này ngày nay vẫn còn phổ biến ở nhiều vùng quê do chi phí xây dựng rẻ và quy trình thực hiện đơn giản. Đặc biệt, với sự mát mẻ, đây còn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Họ cũng có thể sử dụng với mục đích nghỉ dưỡng cuối tuần thay vì những ngôi nhà bê tông, cốt thép.
Làm nhà hàng hay quán cafe
Đây cũng được coi là một trong những ý tưởng sáng tạo của nhiều chủ kinh doanh dịch vụ ăn uống. Những quán nước, nhà hàng sử dụng loại nhà này vẫn sẽ có nét cuốn hút rất riêng đối với khách hàng. Nó cũng rất phù hợp cho những nhà hàng kinh doanh các loại đồ ăn miền quê dân dã.
Làm khu du lịch sinh thái, khu resort
Đây là ứng dụng phổ biến nhất hiện nay của kiểu nhà đặc biệt này. Bạn có thể bắt gặp những ngôi nhà mang đậm phong vị dân tộc này ở nhiều khu resort hay du lịch sinh thái. Nó sẽ mang lại không gian vừa gần gũi, vừa yên bình cho khách thăm quan. Từ đó, tạo thêm nguồn năng lượng và cảm hứng sáng tạo trong suốt hành trình nghỉ dưỡng của họ.
Ngoài ra, đây cũng là phương thức để giữ gìn và truyền bá văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Dùng làm nơi an cư lạc nghiệp, là nơi nghỉ ngơi sau 1 ngày dài làm việc mỏi mệt. Làm nơi nghỉ tạm, nơi trông giữ vật nuôi, ao hồ, đồng ruộng,…
Những lưu ý với cách lợp nhà lá
Để có được mẫu nhà lá đẹp, bạn nên cẩn thận từ khâu chọn nguyên vật liệu. Đối với lá, nên tìm những loại lá có màu xanh thẫm, ít bị rách và có kích thước to. Phần khung nhà nên sử dụng những vật liệu cứng cáp và chắc chắn như gỗ, nứa, trúc hay tre. Đồng thời, cần chú ý kỹ thuật lợp mái bằng lá để đảm bảo độ bền cho công trình.
Trung bình tuổi thọ của 1 căn nhà lá có thể kéo dài đến khoảng 10 năm. Tuy nhiên để đảm bảo được vấn đề này thì khi lợp nhà lá mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Tính toán kỹ lượng độ phơi mái. Ngoài ra phải cộng với độ dao động trung bình khoảng 1,5cm. Nếu có điều kiện thì nên nâng độ cao mái là 2cm
- Thống nhất kỹ lưỡng giữa thợ và chủ nhà về vấn đề ni tấc khi lợp mái. Mỗi một tấm lá lợp đôi dày cách nhau 1 khoảng bằng 10cm. Nếu là lá chiếc thì cách nhau 8cm. Đảm bảo khoảng cách lá lợp là 15cm nếu lợp mái thưa.
- Nên đo khoảng cách giữa các li lá bằng lòng bàn tay. Đảm bảo tất cả các li lá phải cùng cỡ với nhau
- Người đứng dưới đất cần quan sát và điều chỉnh độ thưa/ dày để người thợ trên mái lợp lá cho chuẩn xác
- Thống nhất việc xỏ lạt bên trái hoặc bên phải cây rui. Buộc các tấm lợp vào rui theo kỹ thuật mối chuột (hay còn gọi là mối chéo cánh gà). Lưu ý giấu kỹ mối lợp để tăng giá trị thẩm mỹ cho mái nhà
- Lợp kín đoạn nối giữa 2 mái nhà để tránh làm mái nhà bị thấm dột. Cuối cùng người thợ cần dùng tấm vỉ tre để dằn lên trên mái lá. Đảm bảo cho mái nhà cố định ở đường thẳng và tránh nguy cơ bị gió lùa tốc mái
- Đối với nhà mái lá dừa nước nên lợp mái với độ dày từ 20cm – 25cm để đảm bảo tuổi thọ cho công trình
Mẫu nhà lá đẹp
Nhà lá đẹp hiện nay có thể xây dựng, thiết kế theo nhiều kiến trúc khác nhau. Tùy thuộc vào đặc trưng vùng miền, diện tích xây dựng, điều kiện kinh tế và mục đích xây dựng mà mọi người có thể lựa chọn mẫu nhà lá đẹp khác nhau. Tuy nhiên những mẫu nhà dưới đây vẫn được đánh giá cao nhất về tính thẩm mỹ cũng như độ bền vững của công trình.
Ngày nay, có nhiều mẫu nhà lá đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến như: nhà lá tròn với khung tre, nhà không vách với khung gỗ, nhà một gian với mái mỹ, nhà rông Tây Nguyên, nhà nổi trên sông,…
Cụ thể gồm có:
- Nhà lá dạng tròn, phần khung làm bằng tre.
- Nhà lá không có vách, dùng khung gỗ.
- Nhà lá đẹp 1 gian có khung bằng gỗ đước.
- Nhà lá kích thước dài bằng khung gỗ.
- Nhà lá đẹp nghệ thuật.
- Nhà lá đẹp nhỏ có vách bằng bê tông.
- Nhà lá theo kiểu nhà Rông của người Tây Nguyên.
- Nhà lá nổi trên sông.
Hình ảnh nhà lá đẹp
Dưới đây là một số hình ảnh về nhà lá đẹp bạn có thể tham khảo.
Lời kết
Nhà lá từ xưa đến nay luôn có sự hấp dẫn riêng đối với nhiều người. Nó không chỉ mang đến không gian mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên mà còn gợi nhắc về những nét đẹp truyền thống đơn sơ của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, nhiều mẫu nhà lá đẹp còn mang đến những giá trị du lịch và kinh tế cho người dân địa phương.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ của Blog Kiến Thức về nhà lá và top 10 nhà lá đẹp được ưa chuộng hiện nay. Mong rằng bài viết đã giúp mọi người hiểu thêm về nét đẹp văn hóa dân tộc và lựa chọn được mẫu nhà lá ưng ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của mình.